Chuyển đổi số là quá trình tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện nếu không muốn tụt hậu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Muốn chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần thay đổi quy trình, nhận thức và thói quen ở nhiều phương diện chứ không chỉ riêng vấn đề công nghệ. Vậy chuyển đổi số là gì, Chuyển đổi số quan trọng ra sao, mời bạn cùng Webico tìm hiểu qua 5 ví dụ về chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp hàng đầu để hiểu rõ hơn về công cuộc quan trọng này nhé!
Tầm quan trọng của chuyển đổi số
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là quá trình sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tạo mới hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh hiện hành, nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của doanh nghiệp và thị trường.
Hiểu đơn giản, chuyển đổi số là quá trình chuyển từ công việc chân tay, thủ công trên giấy tờ sang bảng tính, các ứng dụng thông minh để việc quản lý doanh nghiệp thuận tiện và hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số giúp quá trình xây dựng kế hoạch trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với mọi biến đổi.
Tại sao doanh nghiệp phải chuyển đổi số?
Chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội, giúp quá trình hoạt động, quản lý doanh nghiệp minh bạch hơn, giảm thiểu tình trạng tham nhũng. Các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số sẽ tạo ra giá trị mới, tăng năng suất lao động và rút ngắn thời gian hoàn thành công việc. Chuyển đổi số là quả trình tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện nếu muốn đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nếu không muốn bị tụt hậu ở phía sau, doanh nghiệp bạn nên bắt đầu quá trình chuyển đổi số ngay từ bây giờ.
Ví dụ về chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp hàng đầu
Adobe
Adobe là một công ty phần mềm của Mỹ được thành lập vào năm 1982. Có thể bạn đã sử dụng một số sản phẩm chủ lực của họ như: Photoshop (để chỉnh sửa hình ảnh), Adobe Acrobat Reader (để đọc hoặc chỉnh sửa tệp PDF), hoặc Illustrator (để tạo hình minh họa dựa trên vector).
Adobe đã từng được gọi là Adobe Systems và bán phần mềm đóng hộp. Khi cuộc khủng hoảng năm 2008 bắt đầu, công ty đã đưa ra một quyết định mạo hiểm khi chuyển từ mô hình theo giấy phép đã đăng ký sang mô hình đăng ký mới hoàn toàn. Họ đã xác định lại việc cung cấp dịch vụ của mình và chia thành ba giải pháp dựa trên công nghệ đám mây Creative Cloud, Document Cloud và Experience Cloud. Đây là cách Adobe trở thành một công ty đám mây hoạt động theo mô hình SaaS (một loại phần mềm dịch vụ) rất phổ biến hiện nay.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, họ đã mua lại một công ty phân tích trang web (Omniture) và một nền tảng thương mại điện tử (Magento). Từ đó, Adobe tập trung vào việc đảm bảo mọi người luôn hài lòng khi làm việc và hợp tác với công ty. Adobe đầu tư vào việc xây dựng văn hóa, môi trường làm việc; tập trung vào lợi ích nhân viên, và thương hiệu của mình. Họ cũng áp dụng mô hình hoạt động theo dữ liệu số để theo dõi tình hình doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Sự chuyển đổi kỹ thuật số của họ diễn ra ở nhiều cấp độ: mô hình kinh doanh mới (SaaS), công nghệ mới (đám mây), các gói dịch vụ được định vị (tập trung vào nhóm khách hàng là các doanh nghiệp), chiến lược quản lý nhân sự mới, áp dụng mô hình hoạt động bằng dữ liệu số…
Ví dụ của Adobe chứng minh hai ý nghĩa quan trọng:
- Chuyển đổi kỹ thuật số có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh đáng kể cho một doanh nghiệp.
- Quá trình chuyển đổi phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các bộ phận, kể cả thay đổi cách thức và quy trình làm việc của con người.
sonnen
Sonnen là nhà cung cấp dịch vụ B2C (năng lượng tái tạo). Doanh nghiệp này cho phép các hộ gia đình kết nối với mạng của mình để sản xuất, lưu trữ và chia sẻ điện năng của họ.
Trường hợp của sonnen đặc biệt thú vị. Doanh nghiệp này quyết định áp dụng chuyển đổi số vì họ phát triển quá nhanh. Do đó, họ cần phải:
- Nhanh chóng nâng cấp các bộ phận.
- Cải thiện hệ thống dịch vụ.
- Đối phó với khối lượng lớn dữ liệu và lưu lượng truy cập.
- Đối mặt với “món nợ kỹ thuật” từ các sản phẩm cũ.
- Tuân thủ các quy định thuộc các thị trường khác nhau.
Chuyển đổi số đã giúp sonnen:
- Gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng.
- Hợp lý hóa quá trình giao tiếp giữa các đối tác và các nhóm khách hàng.
- Chuyển tất cả thông tin liên lạc sang phần mềm nội bộ (thay vì kết nối nhiều ứng dụng bên ngoài từ các nhà môi giới khác nhau).
- Kiểm soát và minh bạch các quy trình kinh doanh. Đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu bền trong tương lai.
UPS
Logistics là một trong những ngành đã trải qua những thay đổi đáng kể nhất liên quan đến sự phát triển công nghệ kỹ thuật số. UPS là một công ty quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển quốc tế.
Trở lại năm 2012, UPS đã phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ kỹ thuật số, nhưng đây là lúc họ bắt đầu chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực hậu cần và vận hành. Họ có hai mục tiêu chính:
- Tăng tốc quá trình giao hàng.
- Theo dõi quá trình vận chuyển gói hàng với thời gian thực.
Vào năm 2012, họ đã xây dựng một phần mềm quản lý đội xe vận chuyển và thiết lập các tuyến đường tối ưu cho các tài xế giao hàng. Từ đó, năng suất của người lái xe đã tăng lên đáng kể, giảm chi phí nhiên liệu và giảm lượng khí thải carbon. Người ta ước tính rằng nhờ phát triển phần mềm, UPS tiết kiệm được 300 triệu – 400 triệu đô la mỗi năm.
Một ví dụ khác về các hoạt động chuyển đổi kỹ thuật số của UPS là sự ra đời của nhiều hệ thống tận dụng dữ liệu số để nâng cao hoạt động nội bộ của công ty (chẳng hạn như phân loại gói hàng, xếp xe tải, …).
UPS không ngừng nghỉ mà thường xuyên tiếp nhận những thách thức mới liên quan đến quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của doanh nghiệp mình. Nhờ tích cực áp dụng thay đổi, công ty đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đô la và tiếp tục là một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển lớn nhất thế giới.
Nike
Nike là một công ty sản xuất đồ thể thao nổi tiếng tại Mỹ. Vào khoảng năm 2017, họ nhận ra rằng mặc dù là một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên toàn thế giới, nhưng hình ảnh thương hiệu của họ cũng đang dần đứng trước nguy cơ suy yếu.
Biết được điều đó, Nike đã quyết định chuyển đổi số, tập trung vào việc nâng cao hình ảnh thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng. Họ đặt ra 3 mục tiêu:
- Đổi mới nhân sự.
- Tăng gấp đôi tốc độ giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
- Tăng gấp hai các điểm kết nối trực tiếp với khách hàng.
Nike bắt đầu phân tích dữ liệu hiệu quả hơn, tập trung vào dữ liệu dạng số của người tiêu dùng. Họ cũng thường xuyên cập nhật chiến lược thương mại điện tử của mình như UX (trải nghiệm người dùng) để điều chỉnh, cải thiện và đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Các hoạt động ngoại tuyến của họ cũng tương ứng với các chiến lược tiếp thị trực tuyến. Nike tập trung vào việc mang lại trải nghiệm độc đáo cho người mua sắm đã ghé thăm các cửa hàng ngoại tuyến của họ.
Các hoạt động chuyển đổi số của Nike có nhiều mặt nhưng quan trọng nhất là: thương hiệu và trải nghiệm khách hàng. Chuyển đổi số đã giúp Nike phát triển mạnh trong nhiều năm. Giá cổ phiếu của Nike đã tăng từ 52 đô la lên gần 88 đô la trong 2 năm kể từ khi quá trình chuyển đổi bắt đầu.
Các doanh nghiệp đang phải chịu áp lực rất lớn do sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ số vào quản lý doanh nghiệp lại ngày càng tiến bộ. Do đó, có chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số đúng cách và kịp thời không chỉ thay đổi vị trí của doanh nghiệp bạn trong cuộc đua thương mại, mà còn giúp bạn tạo dựng được nhiều mối quan hệ và nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.
Những câu hỏi thường gặp
Khi nào các doanh nghiệp nên bắt đầu thực hiện chuyển đổi số?
Câu trả lời chính là ngay lúc này. Thị trường kinh doanh thay đổi từng ngày. Do đó, nếu không bắt đầu thực hiện chuyển đổi số ngay từ bây giờ, khả năng doanh nghiệp bạn bị tụt hậu lại phía sau sẽ ngày càng cao. Thời điểm bạn nhận ra vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số chính là thời điểm bạn nên bắt đầu ngay công cuộc này.
Doanh nghiệp sẽ làm gì khi bắt đầu công cuộc chuyển đổi số?
– Thay đổi thói quen và quy trình và môi trường làm việc.
– Chỉ dẫn cụ thể cách thức làm việc mới cho nhân viên.
– Có mục tiêu phát triển không rõ ràng.
Chuyển đổi số chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn tài chính lớn, là đúng hay sai?
Trên thực tế, tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có nhu cầu và có thể thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số gần như là việc “bắt buộc”. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ cũng không thể lấy lý do tài chính để làm chậm lại quá trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số sự nỗ lực để đạt được, nó cũng chính là thử thách mà các doanh nghiệp phải chinh phục được nếu tồn tại và phát triển lâu dài trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.
Chuyển đổi số có phải là một hành trình đơn độc?
Chuyển đổi số không thể là hành trình đơn độc vì hàng triệu doanh nghiệp lớn nhỏ đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số hàng ngày, hàng giờ. Nếu cảm thấy khó khăn với công cuộc này, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các nhà tư vấn chuyển đổi số. Sở hữu nhiều kinh nghiệm chuyên môn, họ có thể giúp quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp bạn trở nên thuận lợi hơn. Ngoài ra, nhà nước cũng đã xây dựng các tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Vì vậy, chuyển đổi số không phải là một hành trình đơn độc.