Khi muốn tham gia vào ngành thương mại điện tử, bạn sẽ cần phải trang bị rất nhiều kiến thức. Webico sẽ cùng bạn tìm hiểu sự thật về ngành thương mại điện tử để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thương mại điện tử trước khi dấn thân vào “ngành” nhé!
Tìm hiểu về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là gì?
Có tương đối nhiều định nghĩa về thương mại điện tử. Nhưng chúng ta có thể tóm gọn lại, thương mại điện tử là hoạt động mua bán qua mạng.
Một số định nghĩa/ khái niệm từ các tổ chức:
Theo WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử.
Theo nghị định của Chính Phủ về thương mại điện tử: Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Một số đặc trưng của thương mại điện tử
Thương mại điện tử có tương đối nhiều đặc điểm vượt trội so với thương mại truyền thống, sự tiện lợi của thương mại điện tử thể hiện rất rõ trong những đặc điểm dưới đây:
Sự linh hoạt
Trước đây, khi muốn mua một món gì đó, bạn sẽ cần phải đến tận nơi để mua sản phẩm. Nếu cửa hàng đó là người quen và có số điện thoại, bạn có thể gọi điện để họ giao đến nhà.
Tuy nhiên, với thương mại điện tử, bạn không cần biết người bán và cũng không cần đi đến nơi để mua. Chỉ với một chiếc điện thoại duy nhất, bạn có thể đặt hàng ở Mỹ và giao về Việt Nam trong thời gian ngắn.
Mọi lúc mọi nơi
Không cần phải lo lắng về việc 2 giờ sáng không có cửa hàng nào mở cửa, bạn chỉ cần bật điện thoại, máy tính lên và đặt hàng. Sáng hôm sau, họ sẽ giao hàng đến cho bạn. Ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, ở bất kỳ thời gian nào trong ngày, miễn là bạn có internet và có dịch vụ giao hàng đến nơi bạn sống, bạn có thể thoải mái mua hàng.
Các nhân hóa
Hầu hết các dữ liệu mua sắm của bạn trên các sàn thương mại điện tử hiện tại đều được ghi lại, thậm chí bạn dừng ở đâu, tìm kiếm điều gì, những dữ liệu này sẽ được ghi lại và dùng để gợi ý hàng cho bạn.
Điều này sẽ giúp bạn có thể mua hàng mình cần một cách nhanh chóng hơn.
Giá cả cạnh tranh
Bạn lo lắng vì sợ mua hàng với giá quá cao hay bị “chặt chém” khi mua hàng ngoài chợ? Không sao! Bạn cầm điện thoại lên và tìm kiếm món hàng cần mua. Hàng ngàn kết quả sẽ hiện ra cho bạn để lựa chọn. Hầu hết đều có định giá sẵn để bạn có thể so sánh và lựa chọn.
Sự thật về các mô hình thương mại điện tử
Để hiểu rõ hơn về cách vận hành của các sàn thương mại điện tử, chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu thêm về danh sách những mô hình của thương mại điện tử để có thể dễ dàng tham gia vào ngành hơn.
Hiện tại, chúng ta có 4 mô hình phổ biến nhất bao gồm:
- C2C: giao dịch giữa người dùng với người dùng
- B2C: giao dịch giữa doanh nghiệp với người dùng
- B2B: giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
- C2B: giao dịch giữa người dùng đến doanh nghiệp
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sự thật đằng sau những mô hình thương mại điện tử và một số ví dụ điển hình của các sàn hoạt động theo hình thức này nhé!
Mô hình C2C – Consumer-to-Consumer
Mô hình thương mại điện tử C2C là mô hình phổ biến nhất trên các sàn thương mại điện tử. Đây là mô hình giúp người dùng có thể bán hoặc mua hàng với một người dùng khác.
Một số sàn phổ biến: rõ nhất là Chợ Tốt, các sàn có nhiều loại: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,..
Mô hình B2C – Business-to-Consumer
Đây là một mô hình giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đồng thời, B2C cũng là một trong những mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất. Mô hình này thể hiện rõ nhất khi bạn mua hàng trực tiếp từ một website thương mại điện tử của các doanh nghiệp như: Nike, Adidas, Coolmate, Uniqlo,…
Mô hình B2B – Business-to-Business
Mô hình này liên quan trực tiếp đến giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, ví dụ như: giao dịch giữa doanh nghiệp sản xuất với nhà bán lẻ hoặc doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu thô cho doanh nghiệp đóng gói và bán sản phẩm.
Sàn điển hình cho mô hình này nổi bật là: Alibaba,…
Mô hình C2B – Consumer-to-Business
Ngược lại với mô hình B2C, C2B là mô hình mà người dùng bán sản phẩm cho các doanh nghiệp. Điển hình nhất là các trang dịch vụ thiết kế như:
Envato: nơi người dùng có thể bán các sản phẩm sáng tạo như: ảnh, video, plugin, theme WordPress, slide Powerpoint,… cho Evantor.
iStockPhoto, Shutterstock, Adobe Stock,… Đây là dịch vụ mà người dùng có thể đăng tải sản phẩm sáng tạo của mình lên, các doanh nghiệp này sẽ chịu trách nhiệm bán sản phẩm của nhà sáng tạo cho người cần.
Thương mại điện tử và những sự thật
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về những con số sẽ khiến bạn phải “giật mình” về ngành thương mại điện tử đấy!
5 sự thật bất ngờ về thương mại điện tử
- Hiện tại, có hơn 24 triệu trang web Thương mại điện tử trên toàn thế giới và vẫn tăng từng ngày. Đồng nghĩa với việc bạn luôn có cơ hội để mở một website thương mại điện tử của mình.
- Hơn 90% người dùng Internet ở Hoa Kỳ đã mua hàng trực tuyến 1 lần trong đời
- 69% lưu lượng truy cập Thương mại điện tử đến từ Google
- Tỷ lệ chuyển đổi trung bình cho các trang web Thương mại điện tử là 2,86%
- 70% lượt truy cập vào các trang web Thương mại điện tử từ các thiết bị di động.
Sự thật về thương mại điện tử và thiết bị di động
- Vào năm 2018, dân số thế giới đã dành 18 tỷ giờ trên các ứng dụng mua sắm trên các thiết bị di động.
- 64% người mua sắm ở Trung Quốc thích sử dụng thanh toán di động hơn các loại hình thanh toán khác
- 70% lượt tìm kiếm về sản phẩm trên thiết bị di động sẽ khiến người mua hàng đưa ra quyết định “chốt” trong vòng một giờ.
- Chỉ 12% người mua sắm thấy việc duyệt qua cửa hàng trên thiết bị di động thuận tiện hơn các nguồn khác
- Xác suất tỷ lệ thoát tăng 32% nếu thời gian tải trang trên thiết bị di động tăng từ 1 giây lên 3 giây. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng cường các giải pháp để giúp website thương mại điện tử có tốc độ nhanh hơn.
- 73% người mua sắm sử dụng nhiều kênh để hoàn thiện trải nghiệm mua sắm của họ.
Sự thật về thương mại điện tử và khả năng tăng trưởng
- Ước tính rằng vào năm 2040, 95% tất cả các giao dịch mua bán lẻ sẽ được thực hiện trực tuyến.
- Các thị trường Thương mại điện tử bán lẻ phát triển nhanh nhất trong vòng hai năm tới dự kiến sẽ là Ấn Độ và Indonesia.
- Năm 2021, doanh số thương mại điện tử bán lẻ đạt khoảng 4,9 nghìn tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới. Con số này được dự báo sẽ tăng 50% trong vòng 4 năm tới, đạt khoảng 7,4 nghìn tỷ đô la vào năm 2025.
Sự thật về thương mại điện tử và trải nghiệm của người dùng
- Trên toàn cầu, 53% người mua sắm trực tuyến thích thanh toán bằng thẻ tín dụng của họ.
- 73% các trang web Thương mại điện tử không đánh dấu trường nào là tùy chọn hoặc bắt buộc trên những ô yêu cầu điền thông tin.
- 68% người dùng sẽ ngừng mua sắm trực tuyến với một thương hiệu nếu họ cảm thấy rằng công ty đó không quan tâm đến họ.
- 44% mọi người trở thành khách hàng tiếp tục mua sắm sau khi có trải nghiệm mua sắm trực tuyến phù hợp.
- 79% người mua sắm muốn chuyển sang sử dụng con người nếu chatbot không thể giải quyết vấn đề của họ.
- Hơn 70% trang web doanh nghiệp nhỏ không có bất kỳ nút kêu gọi hành động nào.
- 80% người mua sắm trực tuyến ngừng mua hàng nếu họ thấy chính sách trả hàng bất tiện hoặc khó khăn.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về rất nhiều sự thật xoay quanh về ngành thương mại điện tử rồi đấy! Kết luận lại, bạn cũng có thể thấy rằng, thương mại điện tử là một ngành vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai và các ngành nghề, công việc liên quan đến thương mại điện tử chắc chắn sẽ rộng mở cho những người chọn.
Chúc bạn sẽ thành công trong thương mại điện tử nhé!
Bài viết có tham khảo nhiều nguồn: Zyro, Instore,…
FAQs sự thật về ngành thương mại điện tử
Những quy tắc nào cần phải biết khi muốn thành công trong thương mại điện tử?
Có 3 quy tắc chính để bạn có thể thành công trong thương mại điện tử cũng như bán lẻ nói chung. Đó là:
Niềm vui khám phá
Sự hài lòng với dịch vụ
Sự hài lòng với sự tiện lợi
Làm website thương mại điện tử có khó hay không?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào nhu cầu thực tế và mức độ phát triển của trang. Ví dụ, một website bán trái cây đơn giản sẽ dễ hơn những sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki,…
Có nên bán hàng trên Shopee, Lazada hay không?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào bạn. Nếu muốn khởi đầu nhanh chóng và không cần đầu tư quá nhiều vào công nghệ để bạn chỉ tập trung bán hàng, những sàn thương mại điện tử lớn này chính là giải pháp cho bạn.
Vì sao website thương mại điện tử của tôi không ai mua hàng?
Câu trả lời sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố như:
Website có xấu, chậm và dễ bị treo hay không?
Bạn có marketing cho người dung biết về website của bạn trong hàng triệu website thương mại điện tử khác hay không?
Sản phẩm của bạn bán có đúng với nhu cầu, tệp khách hàng hay không?
…
Nếu trả lời được, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn và tự tìm được cách để nâng cấp website của mình.
WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP
- Địa chỉ: Số 42, Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM
- Hotline: 1800 6016 – 0886 02 02 02
- Email: email@webico.vn
- Website: www.webico.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/webico.vn/
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của WEBICO sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!