SSL Certificate là khái niệm chuyên ngành được dùng trong lĩnh vực thiết kế web để chỉ các website được đăng kí xác thực bảo mật chuyên nghiệp. Đây là một khái niệm quan trọng mà bất cứ ai đang và sắp sở hữu một website cho riêng mình đều cần tìm hiểu để có chiến lược quản trị website và hoạt động website một cách tốt nhất.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn về SSL Certificate, các loại SSL Certificate phổ biến theo từng loại hình website và các hình thức đăng kí SSL đơn giản, dễ thực hiện.
SSL Certificate là gì?
SSL Certificate (hay còn được gọi là chứng chỉ SSL – Sercure Socket Layer) là giao thức bảo mật các thông tin được lưu hành từ website đến các trình duyệt web, các thông tin, dữ liệu trên trang web và khả năng hiển thị, hoạt động của website trên mạng Internet.
Nói theo cách dễ hiểu, SSL Certificate giống như một phương tiện “chứng thực” nhằm xác minh đây là một website có bản quyền, thuộc sở hữu của các cá nhân hay tập thể nhất định và chính vì vậy nó được bảo hộ về nội dung cũng như các dữ liệu truyền dẫn.
Ngày nay, SSL Certificate còn được các ông lớn trong ngành công nghệ như Google, Mozilla Firefox… xem là một tiêu chuẩn, một công cụ xác định độ tin cậy, an toàn của một website hiện đại.
Các nhiệm vụ chính cơ bản nhất của chứng chỉ SSL
Được biết đến như một trong các tiêu chuẩn đánh giá độ bảo mật và an toàn của website, SSL Certificate thực hiện chủ yếu 3 nhiệm vụ cơ bản bao gồm:
- Xác thực trang web: Các chứng chỉ SSL sẽ làm nhiệm vụ đảm bảo tính xác thực của trang web của bạn. Cụ thể, các trang web có đăng kí SSL sẽ hiển thị giao thức https và có hình ổ khóa phía trước tên miền. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn “Cách nhận biết website có đăng kí chứng chỉ SSL” trong các bài viết sắp tới.
- –
- Mã hóa thông tin, dữ liệu: Việc cài đặt SSL Certificate cũng giúp đảm bảo các dữ liệu trên trang web của bạn sẽ không thể truy cập được bởi bên thứ 3, thường là các hacker. Các thông tin truyền dẫn giữa website và các trình duyệt lớn sẽ được mã hóa bằng công nghệ mã hóa hiện đại, chuyên nghiệp nhất. Thao tác này chắc chắn sẽ khắc phục gần như hoàn toàn việc xem trộm thông tin, ăn cắ thông tin, dữ liệu khi lưu truyền trên Internet.
- –
- Toàn vẹn dữ liệu: Đảm bảo các thông tin trao đổi giữa bạn và website được toàn vẹn và không bị thay đổi, chỉnh sửa…
Giới thiệu một số chứng chỉ SSL phổ biến hiện nay
Tùy theo loại hình hoạt động của công ty, doanh nghiệp và mức độ đăng ký mà website của bạn có thể cài đặt các loại SSL Certificate khác nhau. Trong số đó, các chứng chỉ SSL phổ biến hiện nay bao gồm:
Chứng chỉ xác thực mở rộng (Exented Validation SSL)
Đây là loại chứng chỉ bảo mật website được đánh giá là có độ tin cậy và bảo mật cao nhất, phù hợp với các loại hình công ty, doanh nghiệp lớn, sử dụng website làm kênh kết nối, tương tác với khách hàng là chủ yếu (ví dụ như website thương mại điện tử, website bán hàng, website dạy học trực tuyến…).
Với chứng chỉ này, bạn không chỉ phải xác minh sở hữu tên miền mà còn phải có các giấy tờ, thủ tục chứng minh doanh nghiệp của bạn đang hoạt động (Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận thành lập công ty…). Chứng chỉ loại này tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp của bạn cũng sẽ được hiển thị trên thanh địa chỉ.
Chứng chỉ xác thực tên miền (Domain Validated SSL)
Với loại chứng chỉ này, bạn chỉ cần chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tên miền đang sở hữu. Chứng chỉ xác thực tên miền có ưu điểm là giá thành rẻ, thời gian đăng ký nhanh, hiện đang được nhiều đơn vị sử dụng phổ biến, đặc biệt phù hợp với các công ty, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Chứng chỉ xác thực tổ chức, công ty, doanh nghiệp (Organization Validation SSL)
Tương đối giống chứng chỉ xác thực mở rộng nhưng có quy trình đơn giản hơn và có hạn chế một số hạng mục.
Chứng chỉ UC/SAN
Đây là loại chứng chỉ được thiết kế cho các ứng dụng Communication của Microsoft như Microsoft Exchange Server, Microsoft Office Communications, Lync…
Chứng chỉ nhiều tên miền
Chứng chỉ nhiều tên miền thường sử dụng cho các loại web có một tên miền chính và nhiều tên miền con. Bạn có thể kết hợp các tên miền cấp 2 (subdomain) và sử dụng cùng một chứng chỉ duy nhất từ tên miền chính.
Để đăng ký chứng chỉ SSL cho website của mình, bạn có thể nhờ đến các đơn vị đăng kí hộ SSL hoặc các đơn vị từng thiết kế web cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết chứng chỉ SSL giá rẻ – Dịch vụ cung cấp chứng chỉ bảo mật website uy tín của WEBICO.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn Quy trình và thủ tục đăng ký chứng chỉ SSL trong các bài viết sắp tới!
Liên hệ đặt dịch vụ cung cấp chứng chỉ SSL với TINOHOST
Nếu bạn đang có nhu cầu cài đặt chứng chỉ SSL chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận BÁO GIÁ và tư vấn chi tiết:
CÔNG TY TNHH WEBICO
Địa chỉ: Mekong Tower, 235-241 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TPHCM
Hotline: 1800 6016 – 0886.02.02.02
Webiste: www.webico.vn
Facebook: https://www.facebook.com/webico.vn/
Email: email@webico.vn