Saas-la-gi

Khi sử dụng các dịch vụ Cloud, bạn sẽ thấy có rất nhiều khái niệm hoặc tên gọi gần tương tự nhau, tuy nhiên, chúng lại khác nhau hoàn toàn. Trong bài viết này, Webico sẽ cùng bạn tìm hiểu về SaaS là gì, cũng như những kiến thức, khái niệm liên quan đến SaaS để bạn cùng nắm nhé! Chúng ta cùng nhau bắt đầu thôi!

Tìm hiểu về SaaS

SaaS là gì?

Software as a service viết tắt là SaaS, tạm dịch: Phần mềm như một dịch vụ, là một hình thức giúp người dùng có thể sử dụng các dịch vụ dựa trên nền tảng cloud thông qua internet. Thay vì bạn phải cài đặt và bảo trì các phần mềm, bạn chỉ cần truy cập vào dịch vụ thông qua internet, việc này sẽ giúp bạn có thể giải phóng khá nhiều dung lượng trên thiết bị và không cần phải cài đặt các phần mềm một cách phiền phức.

Có thể, bạn đã biết đến SaaS với nhiều cái tên khác như: Web-based software, on-demand software hay hosted software. Dù với bất cứ cái tên nào, bạn cũng thấy SaaS có những đặc điểm rất rõ ràng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây!

Saas-la-gi

Đặc điểm của SaaS là gì?

Một kiến trúc đa người dùng

Khi sử dụng SaaS, bạn sẽ không cần phải duy trì tập trung phát triển, bảo trì từng phiên bản trên từng thiết bị. Bạn chỉ cần cập nhật và duy trì một phiên bảng mã duy nhất để cung cấp cho tất cả những người dùng dịch vụ của bạn giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Xem thêm:  Các lỗi thiết kế web thường gặp khiến khách hàng không thích website của bạn!

Khả năng tùy chỉnh tốt

SaaS cung cấp cho những nhà phát triển khả năng tùy chỉnh phù hợp với quy trình kinh doanh của họ mà không gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng chung. Là một kiến trúc tùy chỉnh duy nhất cho mỗi doanh nghiệp hoặc người dùng sử dụng, SaaS giúp rủi ro khi thực hiện tùy chỉnh và mức độ bảo mật cũng tăng lên rất nhiều.

Truy cập từ tất cả mọi nơi, bằng bất cứ thiết bị nào

SaaS là một nền tảng được thiết kế dựa trên cloud và web. Vì thế, bạn và “đồng đội” có thể truy cập vào dịch vụ từ bất kỳ đâu, bất kỳ thiết bị nào để quản lý, giám sát và đảm bảo mọi người nhìn thấy cùng 1 thông tin tại cùng 1 thời điểm.

Sử dụng dễ dàng hơn

Bạn có sử dụng Gmail hay chưa? Hoặc bạn đã bao giờ mua hàng trên Amazon, Lazada hay Shopee chưa? Nếu bạn đã từng trải nghiệm, bạn thấy những dịch vụ này như thế nào? Có đơn giản để sử dụng hay

Ưu điểm và nhược điểm của SaaS

Ưu điểm của SaaS

Dễ tiếp cận: hầu hết các dịch vụ SaaS đều rất dễ tiếp cận với các gói theo tháng hoặc năm. Việc này sẽ giúp các tổ chức sẽ có thể sử dụng dịch vụ với mức chi phí tiết kiệm hơn bao giờ hết.

Đồng bộ: các nhà cung cấp dịch vụ SaaS thường sẽ sử dụng một mô hình dịch vụ duy nhất giúp việc chia sẻ, tìm tài liệu sử dụng và hướng dẫn những người khác dễ dàng hơn.

Không cần phải phần cứng mạnh mẽ: các nền tảng SaaS tập trung sử dụng cloud và lưu trữ từ xa. Do đó, doanh nghiệp sẽ không cần phải đầu tư phần cứng để lưu trữ và sử dụng.

Không cần phải bảo trì: toàn bộ việc bảo trì hằng ngày sẽ do bên cung cấp dịch vụ SaaS đảm nhiệm. Các tổ chức sử dụng không cần quá quan tâm về điều này.

Đa nền tảng: tùy theo từng nhà cung cấp, họ sẽ cung cấp dịch vụ SaaS trên cả máy tính, laptop, điện thoại hay máy tính bảng…

Saas-la-gi

Nhược điểm của SaaS

Quan ngại bảo mật: việc triển khai trên cloud sẽ mang lại lợi ích kinh tế nhưng không đảm bảo bảo mật bằng triển khai máy nội bộ.

Xem thêm:  Tổng hợp các mẫu website bán hàng đẹp nhất 2024

Độ trễ: tùy vào vị trí đặt máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có độ trễ nhất định cho dịch vụ của bạn. Ví dụ, bạn sử dụng nền tảng của AWS để cung cấp dịch vụ cho Việt Nam sẽ có độ trễ nhất định do server gần nhất của họ đặt tại Singapore.

Phụ thuộc vào internet. Do không cần phải tải phần mềm nào về và sử dụng trực tiếp ứng dụng bằng trình duyệt. Vì thế, bạn sẽ phải bị phụ thuộc hoàn toàn vào internet để truy cập.

Khó chuyển đổi: việc chuyển đổi giữa các nhà cung cấp SaaS là rất khó nếu doanh nghiệp của bạn đã phát triển tương đối lớn. Vì bạn sẽ phải tải các tệp khổng lồ về và tải lên khung của nhà cung cấp mới.

Ví dụ về những dịch vụ SaaS nổi tiếng

Trong thực tế, bạn sẽ thấy có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ trên nền tảng SaaS. Tuy nhiên, trong danh sách này, Webico chỉ đưa ra những nhà cung cấp SaaS có mức độ phổ biến cao trên một số dịch vụ nhất định nhé!

Saas-la-gi

Các nhà cung cấp

Dịch vụ

Google Apps

Có lẽ Webico không cần nhắc bạn cũng biết những dịch vụ như: Gmail, Lịch Google, Google Docs, Sheets, Slides, Blogger,…

Salseforce.com

Cung cấp các giải pháp CRM theo yêu cầu

Microsoft Office 365

Là nhà cung cấp bộ ứng dụng văn phòng online nổi tiếng nhất thế giới

Oracle CRM

Ứng dụng CRM

NetSuite

Chuyên cung cấp các dịch vụ ERP, kế toán, quản lý đơn hàng, CRM, Tự động hóa dịch vụ chuyên nghiệp (PSA) và các ứng dụng thương mại điện tử.

GoToMeeting

Đây là một phần mềm họp trực tuyến và hội nghị online

Constant Contact

Cung cấp dịch vụ tiếp thị qua email, khảo sát trực tuyến và tiếp thị sự kiện

Workday, Inc

Quản lý nhân viên, bảng lương và quản lý tài chính.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về SaaS là gì cũng như rất nhiều thứ xung quanh SaaS như: đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và rất nhiều ví dụ bạn đã và đang thấy trong thực tế rồi đấy! Webico hi vọng rằng những kiến thức này đã giúp bạn hiểu hơn về SaaS. Chúc bạn sẽ phát triển thành công dựa trên SaaS.

Xem thêm:  Thiết kế website tại Cà Mau theo yêu cầu, chuẩn SEO

FAQs về SaaS

Vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi sử dụng SaaS là gì?

Bảo mật. Vấn đề bảo mật luôn là vấn đề rất lớn mà các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh cần phải hướng đến và đặt ra. Điều này là vô cùng cần thiết khi hiện tại, việc bảo mật dữ liệu không còn là trách nhiệm đạo đức mà đã được quy định vào pháp luật.
Và trên hết, dữ liệu của khách hàng khi bạn chia sẻ trên SaaS cũng rất khó để biết được chúng có bảo toàn 100% hay không.

Nên sử dụng SaaS, PaaS hay IaaS?

Câu trả lời là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn, của doanh nghiệp bạn như thế nào. Trong các dịch vụ trên, bạn đều nắm quyền kiểm soát tương đối tốt, không cần phải tự mua sắm trang thiết bị vật lý, bảo trì hệ thống. Nhưng bạn cũng sẽ gặp một số rủi ro khi phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp các dịch vụ trên.
Tuy nhiên, sử dụng công nghệ cloud sẽ là xu hướng kinh doanh và công nghệ trong tương lai đang dần đến.

XaaS là gì?

XaaS là viết tắt của Everything as a Service, đề cập đến các sản phẩm và dịch vụ dựa trên dữ liệu đã cá nhân hóa. Bạn có thể tìm hiểu thêm về XaaS trong bài viết đầy đủ của BMC tại: What Is XaaS? Everything as a Service Explained.

Những nhà cung cấp nền tảng IaaS nào là tốt nhất thế giới?

Chúng ta có rất nhiều nhà cung cấp nền tảng IaaS trên thế giới và tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để đánh giá về mức độ lớn mạnh và sự uy tín tầm cỡ, chúng ta có những nền tảng như:
Amazon Web Services (AWS)
Cisco Metacloud
Microsoft Azure
Google Compute Engine (GCE)
DigitalOcean
Linode
Rackspace
Nếu bạn chỉ dự định xây dựng website hoặc ứng dụng cơ bản đáp ứng nhu cầu người dùng trong nước, liên kết hoặc sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp trong nước sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí nhiều hơn.

WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP

Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của WEBICO sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!