Proposal là những đề xuất, nội dung, thiết kế, ý tưởng hoặc phương thức tổ chức sự kiện cho dự án, công trình của công ty. Không chỉ có vậy, Proposal cũng là hình thức trình bày phần ý tưởng để đối tác, khách hàng của công ty hiểu được dự định, kế hoạch của dự án sắp tới.

Proposal gồm những gì?

Phần giới thiệu – An introduction

Phần giới thiệu của Proposal cần có những nội dung như:

  • Tên dự án/ chương trình
  • Hình thức của dự án/ chương trình
  • Giới thiệu lý do gửi Proposal này
  • Thành viên tham gia
  • Người chịu trách nhiệm
  • Khung nội dung dự án/ chương trình
  • Thông tin liên hệ

Đặt khách hàng là trung tâm – Client-centered

Đặt khách hàng là trung tâm – Client-centered là phần tạo nên sự khác biệt của Proposal. Trong mục này, bạn cần thể hiện ý tưởng mà của công ty bạn muốn gửi tới khách hàng để thuyết phục khách hàng đồng ý tham gia, đầu tư vào dự án/ chương trình của bạn. Bởi vậy, phần này không thể thiếu những nội dung như:

  • Lý do thực hiện dự án/ chương trình
  • Lợi ích các bên tham gia dự án/ chương trình
  • Khung thời gian diễn ra
  • Địa điểm tổ chức dự án/ chương trình

Phần nội dung chi tiết

Phần nội dung chi tiết của Propose còn được hiểu là phần mô tả chi tiết về những gì bạn muốn đề xuất tới khách hàng. Ở phần này, bạn cần

  • Mô tả những yếu tố có thể khiến khách hàng quan tâm
  • Mô tả về sản phẩm và dịch vụ của công ty
  • Đề xuất làm cho dự án
  • Đề xuất ý tưởng phù hợp với nhãn hàng
  • Hướng triển khai dự án cụ thể
Xem thêm:  7 chiến lược Digital Marketing cần chú trọng trong năm 2024

Chuyên môn và kinh nghiệm

Chuyên môn và kinh nghiệm của bạn là phần cuối cùng của Proposal . Phần này có vai trò lớn trong việc thể hiện uy tín công ty giúp bạn dễ dàng thuyết phục khách hàng lựa chọn dự án do bạn đề xuất. Đó là lý do, mục này không thể thiếu những mục như:

  • Giới thiệu lịch sử công ty
  • Thành viên, nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức dự án
  • Mô tả kinh nghiệm liên quan
  • Danh sách dự án đã thành công
  • Giải thưởng, Chứng chỉ

Yếu tố tạo nên mẫu Proposal Marketing chuẩn

  • Hình thức: Word, Excel, Powerpoint
  • Title: Rõ ràng, tóm tắt thông tin chính
  • Email: Có chứa tên chương trình
  • File: Proposal – Tên chương trình
  • Văn phong: Súc tích, đầy đủ, ngắn gọn
  • Mục đích: Rõ ràng
  • Trình bày: Chuyên nghiệp
  • Mẫu chữ, Font chữ, Size chữ, định dạng: Đồng nhất
  • Mục lục: Rõ ràng, hợp Logic
  • Convert sang PDF trước khi gửi

Sai lầm thường gặp khi làm Proposal

Làm mất hứng thú của khách hàng

Nếu đề xuất của bạn làm khách hàng mất hứng thú, chắc chắn bạn sẽ không thu được kết quả Proposal như mong muốn. Trên thực tế, hầu hết nội dung đề xuất tiếp thị của Proposal đều có thể là nguyên nhân khiến khách hàng không muốn đọc Proposal. Do đó, khi đề cập đến những mục này, bạn cần viết một cách ngắn gọn, khéo léo để thu hút sự chú ý của đối tác.

Xem thêm:  Những công cụ hỗ trợ SEO tốt nhất 2024

Tập trung quá nhiều vào các kinh nghiệm cá nhân

Đề cập tới kỹ năng, giải thưởng công ty bạn đã đạt được là cách giúp nâng cao giá trị cho Proposal. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chi tiết này, rất có thể khách hàng của bạn sẽ cảm thấy thừa thãi, không muốn cộng tác. Vì vậy, đây là yếu tố chỉ nên xuất hiện ở phần cuối cùng trong Proposal.

Không nắm được nhu cầu của khách hàng

Nếu Proposal không nắm được nhu cầu khách hàng, không thuyết phục được đối tác tham gia vào dự án thì rất có thể nguyên nhân nằm ở việc nội dung Proposal không nắm được nhu cầu của khách hàng.

Trình bày quá nhiều vấn đề

Mặc dù có đầy đủ thông tin nhưng nếu đề xuất tiếp thị Proposal không thu hút, không thuyết phục được khách hàng thì bạn nên xem lại xem liệu Proposal có trình bày quá nhiều vấn đề hay không.

Không trả lời được câu hỏi quan trọng

Nắm được những câu hỏi quan trọng trước khi bắt tay và xây dựng, thực hiện Proposal sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian và công sức. Không chỉ có vậy, việc này còn giúp bạn hạn chế những yếu tố thừa không cần thiết. Từ đó, hỗ trợ bạn sắp xếp đề xuất theo đúng logic để Proposal đạt sức thuyết phục như mong muốn.

Bí quyết để có Proposal hoàn hảo

Soát lỗi chính tả cẩn thận

Xem thêm:  Cách gửi Email Marketing hiệu quả, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi nhanh

Rất nhiều Proposal bị từ chối chỉ vì mắc lỗi chính tả. Điều đó sẽ để lại ấn tượng không tốt, khiến khách hàng của bạn nghĩ rằng công ty của bạn thiếu chuyên nghiệp, không cẩn thận. Vì vậy việc soát lỗi chính tả cẩn thận, sửa chữa chỉn chu những lỗi nhỏ sẽ thể hiện được sự chu đáo cùng thái độ làm việc cẩn thận, tỉ mỉ của bạn.

Mang lại giá trị cho khách hàng

Điều quan trọng khách hàng luôn tìm kiếm ở Proposal đó chính là giá trị mà họ nhận được khi quyết định hợp tác với dự án bạn đề xuất. Vì vậy, bạn nên đứng ở góc độ khách hàng để nhìn nhân và chỉ ra những lợi ích mà dự án có thể đem lại.

Xây dựng niềm tin

Phần nhận xét của khách hàng và đối tác cũ đã từng hợp tác với công ty bạn là cách giúp bạn xây dựng niềm tin, khẳng định thế mạnh và khẳng định thương hiệu trong quá trình phát triển.