OKRs – là ứng dụng quản lý nào đang được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay? Làm thế nào để kết nối từng cá nhân trong công ty thành một khối thống nhất vì mục đích chung của doanh nghiệp? vậy OKRs là gì? cách triển khai OKRs hiệu quả nhất?

OKRs là gì?

OKRs là từ viết tắt của cụm tiếng Anh “Objectives and Key results”, tạm dịch: Những mục tiêu và kết quả then chốt.

Cuối những năm 1970, các lãnh đạo của Intel và Oracle đã kết hợp các phương pháp quản lý và thiết lập mục tiêu truyền thống để cho ra đời OKRs. Sau khi được nhà đầu tư John Doerr áp dụng tại Google, OKRs ngày càng trở nên phổ biến.

Đối tượng nào thường sử dụng OKRs?

Đây là một phương pháp quản trị doanh nghiệp đặc biệt: quản trị dựa trên chỉ số KPI. Phương pháp này đã góp phần làm nên thành công của những công ty lớn như: Google, Zynga, Twitter, LinkedIn,…

Do đó, OKRs phù hợp với tất cả các doanh nghiệp. Cụ thể là:

Với những công ty vừa startup, OKRs sẽ định hướng vào những mục tiêu quan trọng nhất. Cả sếp lẫn nhân viên sẽ tránh được tình trạng “rối như tơ vò” với vô số công việc lớn nhỏ.

Trong các công ty vừa và lớn, OKRs giúp thông tin được truyền tải thông suốt và tránh chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

OKRs hoạt động như thế nào?

Cấu trúc OKRs

Phương pháp này được thể hiện trong chính cái tên của mình. Để hiện thực hóa mục tiêu (Objectives) trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp sẽ định lượng và tạo ra những Kết quả then chốt (key results).

Xem thêm:  CMS trong website là gì? Các CMS phổ biến hiện nay

Trong OKRs, Objective là mục tiêu của công ty, của phòng ban hoặc cá nhân và Key Result là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu.

Vì thế, OKRs được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi chính: .

  1. Mục tiêu (Objective): Ta muốn đi đâu?
  2. Kết quả then chốt (Key Result): Ta đến đó bằng cách nào?

Thông qua việc liên kết mục tiêu của công ty, mục tiêu phòng ban, mục tiêu cá nhân tới các kết quả cụ thể, OKRs sẽ liên kết nội bộ công ty gắn kết hơn.

Nguyên lý hoạt động

So với những nguyên tắc quản lý mục tiêu khác, OKRs hoạt động dựa trên hệ thống niềm tin. 4 nguyên lý chính:

  • Tính tham vọng: Objective luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực mỗi người.
  • Tính đo lường được: Key Result được gắn với các mốc có thể đo lường được.
  • Tính minh bạch: Tất cả thành viên trong tập thể đều có thể theo dõi OKRs của tổ chức.
  • Tính hiệu suất: OKR không được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Sử dụng OKRs, doanh nghiệp được gì?

Giúp doanh nghiệp liên kết nội bộ chặt chẽ

Hệ thống được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức đến từng cá nhân. Hiệu suất làm việc của từng cá nhân sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của công ty.

Tập trung vào những vấn đề thiết yếu

Mô hình OKRs sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức. Dù thuộc cấp độ nào thì OKRs cũng hướng đến mục tiêu chung hệ trọng của công ty. Bất cứ hoạt động nào cũng sẽ đảm bảo tất cả mọi thành viên tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra.

Tăng tính minh bạch

Tất cả những Mục tiêu và Kết quả then chốt đều được công khai minh bạch trong toàn thể công ty. Nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban.

Xem thêm:  Yandex Mail là gì? Cách tạo email tên miền riêng Yandex Mail miễn phí

Trao quyền tới nhân viên

Vì OKR sẽ xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty nên mọi kết quả đều hoàn toàn công khai. Nhân viên có thể theo dõi được công việc của mình để chủ động hơn trong mọi việc.

Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu

Qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được kết quả làm việc của các cá nhân. Không chỉ lãnh đạo mà tất cả mọi cá nhân đều có thể biết được tiến độ hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.

Đạt kết quả vượt bậc

Những kết quả then chốt trong OKRs luôn cao hơn khả năng hiện tại, mang đến cho người nhận cảm giác thích thú, ham muốn chinh phục. Tận dụng điều đó, lãnh đạo có thể tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn để gặt hái những kết quả ấn tượng.

Tổng quan cách triển khai OKRs hiệu quả

Cách xây dựng OKR

Đối với Objective

– Mỗi cấp độ trong tổ chức (công ty, phòng ban và cá nhân) nên có 3 – 5 mục tiêu.

– Objective cần có đích đến rõ ràng, tránh mập mờ, chung chung.

– Yêu cầu objective thường được thiết lập cao hơn khả năng hiện tại để tạo động lực phát triển.

Đối với Key Result

– Có 3 kết quả then chốt cho mỗi mục tiêu.

– Key Result cần phải đo lường cụ thể, tránh mông lung, trừu tượng.

– Quan tâm chặt chẽ đến các kết quả then chốt. Bản chất Key Result tổng hợp các bước nhỏ để thực hiện mục tiêu, vậy nên đạt được kết quả then chốt có giá trị hơn là đạt được mục tiêu.

7 bước để triển khai OKRs hiệu quả

  1. Xác định Objective và Key Result của doanh nghiệp
  2. Xác định hệ thống để tổ chức quản lý OKR
  3. Phổ biến với các trưởng phòng ban, bộ phận để cùng phác thảo mục tiêu phòng ban bộ phận
  4. Phổ biến OKR tới toàn doanh nghiệp
  5. Kết nối, phân tầng và trình bày OKR
  6. Theo dõi và quản lý OKR cá nhân
  7. Họp tổng kết và đánh giá kết quả cuối cùng.
Xem thêm:  Tổng hợp những công cụ giúp bạn theo dõi hoạt động của đối thủ hiệu quả

4 “không” khi áp dụng OKRs

Không vận hành OKR như một danh sách công việc

Đây là một cách để bạn đo lường về sự gia tăng giá trị của mình, không phải là cách để phân công nhiệm vụ. Dùng sai bản chất sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

Không thiết lập quá nhiều OKRs

Khi bắt đầu thiết lập OKRs, bạn đừng quá tham lam. Liệt kê những OKR ưu tiên hàng đầu, bạn sẽ xác định được hướng mình sẽ tập trung vào. Nên chọn 3 – 5 OKPs thì phù hợp nhất. Hãy cân nhắc khi thiết lập OKRs nhé!

Không liên kết các OKRs của bạn

“Một cây làm chẳng nên non”. Đừng “một mình” lên OKRs, “một mình” thực hiện. Bản chất OKRs là một công cụ liên kết. Bạn đừng “một mình” thiết lập OKR mà hãy trao đổi với tập thể để có hướng đi chung.

Đừng đặt ra và quên đi

Vì OKRs được đặt ra và hoàn thành trong thời gian ngắn hạn nên bạn không thể bỏ lơ. Nếu không theo dõi thường xuyên, bạn sẽ không bao giờ đạt được chúng. Cuối mỗi thời gian nhất định, công ty nên có buổi họp để đánh giá hiệu quả công việc. Từ đó, đưa ra những giải pháp kịp thời để đạt được hiệu quả cao nhất.

“Muốn đi nhanh thì đi một mình. Muốn đi xa thì phải đi chung”. Thành công của mỗi cá nhân sẽ tạo nên sức mạnh tập thể vững mạnh. OKRs đã và đang trở thành ứng dụng đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trên từng chặng đường phát triển.