Khi bước chân vào ngành công nghiệp PR – Truyền thông, bất kỳ ai đều đứng trước hai lựa chọn: làm PR in-house hay PR ở agency? Dù là in-house hay agency, mỗi nơi đều có những công việc mang đặc thù riêng, đòi hỏi những kỹ năng khác nhau và đem lại những kinh nghiệm khác nhau. Trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng về hướng đi cho bản thân, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những điểm khác biệt đặc trưng giữa làm PR in-house và ở agency dưới góc nhìn của những chuyên gia trong ngành cho các bạn dễ dàng cân nhắc nhé.
1.Khách hàng và dự án
Điểm khác biệt đầu tiên đó là về khách hàng và dự án. David Parkinson, CEO của Method Communications nhận định rằng: “Đối với một chuyên gia PR, làm việc với đa dạng các khách hàng sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời nó mang lại cơ hội phát triển thương hiệu cá nhân bởi chính đặc thù công việc của bạn là tương tác với các khách hàng và nhà báo trên diện rộng, thay vì gắn bó với duy chỉ một lĩnh vực.”
Công việc ở agency đòi hỏi các chuyên gia PR phải có khả năng thao tác nhiều công việc cùng một lúc. Một điểm thú vị, đối với những người làm trong agency, chính là đảm nhận nhiệm vụ từ nhiều khách hàng khác nhau.
Ngược lại, những PR làm in-house hiểu rất rõ về một công ty hay một lĩnh vực cụ thể nào đó và thường trở thành chuyên gia ở vị trí đó. Làm PR in-house, bạn có thể đào sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào đó và sẽ nhận thấy được những tiến bộ qua thời gian.
Nhiều lúc, công việc PR in-house có thể tập trung vào một mảng hơi hẹp, nhưng kinh nghiệm của bạn sẽ được phát triển sâu hơn. Người làm truyền thông cũng có thế tập trung hơn vào thương hiệu và tương tác đều đặn với người tiêu dùng.
Xem thêm: Làm sao thương hiệu bạn được yêu thích
2. Khối lượng công việc hàng ngày
Mặc dù làm PR ở agency rất khác so với PR nội bộ nhưng vẫn có những điểm tương đồng nhất định.
Chuyên gia cố vấn PR, Jeremy Pepper – người đã có kinh nghiệm làm việc ở cả in-house và agency kể rằng công việc hằng ngày của ông bao gồm việc đọc email, ấn phẩm thương mại, clip báo chí, chuẩn bị cho các nhiệm vụ, các buổi họp và lên kế hoạch cho những ngày khác trong tuần.
Làm PR nội bộ hay làm trong agency phụ thuộc vào những kinh nghiệm bạn muốn đạt được trong sự nghiệp của bạn, bao gồm cả những kinh nghiệm làm việc với các loại khách hàng mà bạn muốn cho vào resume của mình như thế nào.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm kiếm một người cộng sự để sẻ chia và đồng cảm thì hãy ghi nhớ rằng khi làm in-house, đồng nghiệp của bạn sẽ không thể hiểu được công việc bạn làm hằng ngày là gì.
Nếu như agency là nơi tập hợp của những con người có mối quan tâm giống nhau tập trung vào khách hàng thì với in-house, đó là một nhóm những người khác nhau cùng làm việc để đạt được mục tiêu của công ty. Ngoài những người trong bộ phận PR ra thì, ở in-house, rất ít người thực sự hiểu PR là gì và những công việc liên quan đến PR ra sao.
3. Xây dựng và chia sẻ nội dung
Các PR và marketers phải liên tục chịu áp lực để xây dựng nội dung cho người dùng sản phầm và đối tác khách hàng. Liệu thuê agency thực hiện công việc này có làm giảm bớt áp lực cho đội ngũ PR in-house hay không?
Điều này còn phụ thuộc vào thể loại nội dung cần làm. Một agency có thể tự xây dựng nội dung cho kênh mạng xã hội, một vài công ty có thể mua bài viết từ những người viết blog thuê. Tuy nhiên, các brand manager sẽ trả tiền thưởng cho những chuyên gia PR ở các agency làm thêm giờ để xây dựng nội dung nếu cần. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn duy nhất.
Ông Pepper chỉ ra rằng: “Mặc dù bạn muốn agency bạn thuê xây dựng nội dung, nhưng các agency khó có thể hiểu được bản chất vấn đề và thường không thể có đầy đủ khả năng để xây dựng nội dung, nếu bạn muốn những nội dung sản xuất ra sâu hơn là những bài post Facebook thông thường. Điểm mấu chốt đối với PR in-house hay thuê ngoài là phải biết được mình mong đợi gì và lập ra một hệ thống các nhiệm vụ cụ thể.”
Ông Pepper cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm rõ những kiến thức về sử dụng hình ảnh hay cụ thể là nắm rõ về hướng dẫn bản quyền. Sử dụng một hình ảnh mà không có sự cho phép và chỉ định chính xác có thể gây ra nhiều rắc rối đối với PR – không ai khác là những người sẽ giải quyết những rắc rối đó.
Dù các brand manager có thuê agency hay tận dụng nhân lực của công ty để thực hiện việc này thì các PR làm ở hai loại hình này đều nên biết cách xây dựng và chia sẻ nội dung có chất lượng cao như thế nào.
Xem thêm: 4 chìa khóa giúp bạn viết được nội dung mà độc giả sẽ thích
4. Quản lý khủng hoảng
Các PR trong agency ngày nay đều được trang bị kiến thức về việc xử lý khủng hoảng bởi dập tắt khủng hoảng là một việc phải được kéo dài liên tục.
Ông Parkison nhận định: “Các agency có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào hơn trong việc chia sẻ ý tưởng. Khi một cuộc khủng hoảng xảy ra với một trong những khách hàng của chúng ta, chúng ta sẽ lan truyền thông tin đến một vài người mà thậm chí trong số đó có những người không tiếp nhận trước khi tin tức hay nhận định nào đó lan ra ngoài. Với PR in-house, rất khó để có cơ hội hợp tác với những chuyên gia PR kinh nghiệm trong lĩnh vực này.”
Iain Alexander, người sáng lập Film Industry Network, cho rằng việc thuê một agency trong thời gian của cuộc khủng hoảng sẽ khiến cho nhiều nguồn tài nguyên, các chuyên gia cho tới thương hiệu gặp rắc rối. “Những agency lớn có nhiều mối quan hệ truyền thông hơn và thường ở đa lĩnh vực mà bạn có thể tận dụng.”
Tuy nhiên, một PR in-house cũng có khả năng xử lý các cuộc khủng hoảng. Nhân viên PR nội bộ không chỉ tiếp cận nhanh chóng với các nhân viên điều hành và các chuyên gia thương hiệu để đưa ra những phản ứng và lời xin lỗi trước khủng hoảng mà còn có hiểu biết rõ hơn về công ty và các tình huống khác nhau.
Điểm cộng của PR in-house là bạn hiểu việc của bạn cần làm và không cần phải giải thích cho một đội mới về mức độ của vấn đề và bạn đang làm gì để ngăn chặn vấn đề đó.
Ông Alexanders cũng cảnh báo khi những công ty đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, họ cần phải tìm đến những người có tầm ảnh hưởng. “Nếu tổ chức của bạn trong thời kỳ khủng hoảng lớn, đội ngũ trong mảng Internet không thể có đủ khả năng để xử ly hay có các mối quan hệ để xoa dịu cuộc khủng hoảng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế.”
5. Bắt kịp xu hướng mới
Ông Pepper cho rằng các công ty PR nên dẫn đầu những xu hướng mới nhất và thử những xu hướng đó để cung cấp lời khuyên phù hợp cho khách hàng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định liệu một nền tảng mạng xã hội mới đang được yêu thích có phù hợp với công ty của bạn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tận dụng năng lực của agency. Những doanh nghiệp nhỏ không thể chi trả được chi phí thuê một công ty PR để đưa sản phẩm vào thị trường. Vì vậy, sẽ thiết thực hơn nếu thuê một freelancer như bước đầu tiên để xây dựng một đội làm PR nội bộ.
Xem thêm: Những thay đổi nhận diện thương hiệu lớn nhất trong năm 2016
Các chuyên gia truyền thông và nhân viên điều hành thương hiệu cần hiểu rằng không có câu trả lời nào “one size fits all” khi đưa ra lựa chọn giữa PR in-house và PR ở agency. Mỗi tổ chức, mỗi dự án trong tổ chức đó có những yêu cầu khác nhau.
Bà Jennifer Leggio, người sáng lập và chủ tịch của Security Marketing Strategy từng viết trong tạp chí Forbes rằng: “Thực tế là ngành PR (và marketing) liên lục trong thế “phòng thủ” với những ai không hiểu về ngành. Tranh luận về những nguyên tắc hay cạnh tranh giữa các chuyên gia ở các loại hình khác nhau chỉ càng châm ngòi cho những câu hỏi rằng: Liệu ngành công nghiệp này có thực chất tác động đến sự tăng trưởng của công việc kinh doanh hay không? ”