Nếu bạn là một Marketer hoặc muốn trở thành một chuyên gia marketing thì bạn cần phải hiểu Marketing Mix là gì? Bao gồm những gì và làm cách nào để vận dụng linh hoạt tất cả các yếu tố của nó để làm nên một chiến lược marketing thành công cho doanh nghiệp.
Marketing Mix là gì?
marketing-mix-la-gi
Marketing Mix là gì
Hiểu rõ bản chất Marketing mix là gì mới có thể xây dựng chiến lược Marketing phù hợp.
Marketing Mix hay “Marketing hỗn hợp” là một tổ hợp các công cụ tiếp thị quan trọng mà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phân tích để có thể triển khai chiến lược Marketing hiệu quả nhất.
7 P cần và đủ của một chiến lược Marketing Mix hoàn hảo gồm Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý).
Lịch sử hình thành Marketing Mix
Thuật ngữ Marketing Mix được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953. Nó được đặt tên bởi Neil Borden – chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ.
Đến năm 1960, E.Jerome McCarthy – một nhà tiếp thị nổi tiếng, đã đề nghị phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến).
Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành 7Ps theo sự phức tạp của marketing hiện đại. Các chuyên gia marketing đã bổ sung thêm 3P khác là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý)
Marketing Mix 7Ps cho ta thấy sức mạnh hoạt động của Marketing sẽ Mang lại nhiều giá trị vô hình của sản phẩm và dịch vụ trong thời đại marketing 4.0 hiện nay.
Các yếu tố tạo thành Marketing Mix
marketing-mix-7ps
Marketing Mix 7Ps
Phân tích các yếu tố của Marketing Mix 7Ps
Marketing Mix 7Ps là khái niệm mới nhất hiện nay chúng ta cùng đi tìm 7 yếu tố của nó:
1. Product (sản phẩm)
Product (sản phẩm) là một yếu tố rất quan trọng của một Marketing Mix.
Bạn cần hiểu rõ sản phẩm của mình là gì và sẽ đem lại lợi ích gì cho khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Hãy trả lời những câu hỏi Ví dụ như dưới đây:
- Khách hàng của bạn muốn gì từ sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp?
- Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ này như thế nào?
- Họ sẽ dùng chúng ở đâu? Trong trường hợp nào?
- Sản phẩm có những tính năng gì để có thể thể đáp ứng nhu cầu của họ?
- Sản phẩm của bạn có khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh hay không?
- ….
2. Price (giá cả)
Giá cả không chỉ thể hiện được giá trị của sản phẩm mà còn phải phù hợp nhất với tệp đối tượng khách hàng của bạn.
Có ba chiến lược để bạn định giá sản phẩm định, bao gồm:
- Neutral pricing (định giá trung lập)
- Market skimming pricing (định giá hớt váng)
- Market penetration pricing (định giá thâm nhập)
Hãy trả lời những câu hỏi:
- Để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm phải mất bao nhiêu chi phí?
- Giá trị nhận được từ sản phẩm khi khách hàng sử dụng là gì?
- Nếu bạn giảm giá bán thì thị phần của sản phẩm có tăng lên không?
- Giá bán bạn cung cấp có thể cạnh tranh với các đối thủ hay không?
3. Place (phân phối)
Một hệ thống phân phối tốt sẽ giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn được cung cấp đến đúng nhóm khách hàng hơn, giúp khách hàng thuận tiện trong việc tiêu thụ và sử dụng hơn.
Chính vì thế, Có hiểu biết và tầm nhìn sâu rộng về thị trường của doanh nghiệp sẽ giúp bạn xác định được ốc “P” thứ ba 3 tốt nhất.
Những chiến lược phân phối dưới đây có thể giúp ích cho bạn:
- Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
- Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
- Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
- Nhượng quyền (franchising).
Hãy trả lời những câu hỏi:
- Sản phẩm của bạn có cần hệ thống phân phối mạnh không?
- Khách hàng có thể tìm sản phẩm của bạn ở đâu?
- Khách hàng mục tiêu của bạn thường xuyên mua sắm ở đâu?
- Bạn có thể tiếp cận những kênh phân phối nào và tiếp cận chúng ra sao?
- Hệ thống phân phối của doanh nghiệp có gì khác biệt so với đối thủ?
- Bạn có cần phát triển thị trường marketing online cho sản phẩm của mình?
4. Promotion (xúc tiến)
Khi đã xác định được 3P trên đây thì P – Promotion (tạm dịch là quảng bá – truyền thông) sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động brand positioning và sales.
Promotion bao gồm các yếu tố:
- Quảng cáo (advertising)
- Tiếp thị (sales promotion)
- Quan hệ công chúng (public relation)
- Tổ chức bán hàng (sales organization)
Với thời đại marketing 4.0 đang bùng nổ như hiện nay, doanh nghiệp cần phối hợp cả hai yếu tố là thị trường marketing online và Marketing offline
Để xây dựng một chiến lược truyền thông tốt, bạn cần trả lời những câu hỏi:
- Bạn truyền tải thông điệp tới đúng tệp khách hàng mục tiêu bằng cách nào?
- Liệu khách hàng mục tiêu có thể được tiếp cận rộng hơn thông qua kênh truyền thông đại chúng (như truyền hình, radio)?
- Có nên sử dụng mạng xã hội cho hoạt động truyền thông và tiếp thị sản phẩm này hay không?
- Chiến lược truyền thông của đối thủ cạnh tranh là gì? (Nghiên cứu chiến lược truyền thông của đối thủ).
- …
5. People (con người)
P – People (con người) Không chỉ nói đến khách hàng mục tiêu mà còn cả những người trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ và sản phẩm doanh nghiệp của bạn.
Để biết rõ khách hàng mục tiêu là ai nạn cần dựa vào giá trị sản phẩm em và chiến lược truyền thông.
Nhân viên của doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng bởi họ chính là người cung cấp dịch vụ đó tới khách hàng. Tất cả các vị trí như hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, copywriters, lập trình viên, Markter… đều cần hiểu rõ 7P của doanh nghiệp.
6. Process (quy trình)
Process chính là những quy trình, hệ thống, chiến lược giúp doanh nghiệp vận hành và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất.
Triển khai một quy trình bày bản có hệ thống có thể phân tích đo lường đánh giá và rút kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
7. Physical Evidence (bằng chứng vật lý)
Physical Evidence là tập hợp trải nghiệm những thực tế, tập hợp các yếu tố vật chất có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ. 2 yếu tố đó là:
- Các yếu tố nhân tạo như cơ sở vật chất, những trang thiết bị của doanh nghiệp, cách trang trí, sắp xếp màu sắc, ánh sáng không gian,…
- Những yếu tố thiên nhiên hình thành như sông núi, biển, hồ, những di tích, danh lam thắng cảnh…
Việc xác định đúng Physical Evidence là nhiệm vụ khó khăn bởi vì nó thuộc về Phạm trù giá trị vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ và nắm được mong muốn khách hàng, đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Vai trò của Marketing Mix đối với doanh nghiệp
Nói đơn giản nhất thì Marketing Mix là một mô hình giúp doanh nghiệp xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng cho sản phẩm/dịch vụ của họ.
Ngược lại, Nếu không phân tích đúng Marketing Mix của doanh nghiệp, thì Không thể xác định đúng đối tượng khách hàng và tất nhiên không thể đem lại doanh thu như mong muốn thậm chí là thấp bại.
Ngoài ra, Marketing Mix cần được phân tích vốn đắng gắn liền với sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp hoặc phải gắn liền với sự ra đời của một sản phẩm/dịch vụ trong một giai đoạn nhất định.
Có thể nói, mỗi “P” trong Marketing Mix sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và hơn hết có thể quyết định sự thành bại của kế hoạch đó. Cho nên, Việc nghiên cứu một marketing mix là điều một Marketer cần phải bỏ công sức.