Mở siêu thị mini là xu hướng kinh doanh mới mẻ, thời thượng, được nhiều cá nhân và đơn vị tập trung vào khai thác trong thời gian gần đây. Mở siêu thị mini thu hút được khá nhiều đối tượng khách hàng yêu thích việc mua sắm và lựa chọn sản phẩm có giá cả niêm yết, nguồn gốc rõ ràng và quan trọng là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thay vì chọn mua hàng hóa, thực phẩm ở các cửa hiệu tạp hóa hay ngoài các chợ, giờ đây người dùng lựa chọn các loại siêu thị mini để tiện lợi về thời gian và tiết kiệm về chi phí.
Nếu bạn đang quan tâm đến việc mở siêu thị mini cũng như tìm hiểu về các kinh nghiệm mở siêu thị mini nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu, bài viết này sẽ gửi đến bạn một số thông tin cơ bản!
Các bài viết tham khảo:- Kinh nghiệm bán hàng trên các trang thương mại điện tử hiệu quả nhất
- Các thời điểm khởi nghiệp kinh doanh dễ mang lại thành công nhất
- Năm 2018, kinh doanh buôn bán gì dễ mà không cần vốn?
Kinh nghiệm mở siêu thị mini ít vốn nhưng thu lợi nhuận cao
Bước 1: Chọn mô hình siêu thị mini phù hợp
Có hai hình thức kinh doanh siêu thị mini mà bạn có thể cân nhắc và lựa chọn sau đây
Mô hình siêu thị mini bán hàng tiêu dùng phổ thông
Ưu điểm: Hàng hóa phổ thông, dễ bán phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng.
Nhược điểm: Có tính cạnh tranh cao, cần phải biết cách lọc những list sản phẩm kinh doanh phù hợp.
Mô hình siêu thị mini bán 60% hàng hóa phổ thông, 40% hàng nhập khẩu
Ưu điểm: Mô hình này giúp việc mở siêu thị mini của bạn trở nên hiệu quả và độc đáo hơn do có nguồn hàng nhập khẩu, có điểm khác biệt so với hàng hóa phổ thông bình thường. Nếu nhập khẩu, bạn có thể lựa chọn mặt hàng của một quốc gia nhất định để tạo sự đặc trưng (Ví dụ như chuyên Hàn nhập khẩu Thái, hàng nhập khẩu Nhật…)
Nhược điểm: Mô hình này rất nhạy cảm nên cần phải có kiến thức kinh doanh để xây dựng.
Mô hình kinh doanh siêu thị mini 40% hàng hóa phổ thông, 60% hàng nhập khẩu
Ưu điểm: Đủ cung cấp nhóm sản phẩm hàng hóa phổ thông, cạnh tranh thấp, khai thác đúng tệp khách hàng trung cao, tỷ suất lợi nhuận cao, cạnh tranh thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh. Nếu xây dựng được chủ đề và các mặt hàng cụ thể để đánh vào thì khả năng thành công rất lớn.
Nhược điểm: Doanh số thấp, người kinh doanh mô hình này cần phải có kiến thức chiều sâu, hiểu bản chất mô hình này.
Bước 2: Tìm và chọn nguồn hàng đáng tin cậy
Khi kinh doanh siêu thị mini thì việc nhập hàng là một bước quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và nguồn vốn của bạn. Do đó, bước này cần được bạn đầu tư chính xác và kĩ lưỡng.
Khi tìm nguồn hàng, các chợ đầu mối là địa chỉ lấy hàng tạp hóa giá sỉ được đa số các chủ cửa hàng tạp hóa lựa chọn. Bởi vì, ở đây có nhiều loại hàng hóa đa dạng chủng loại, chất lượng khác nhau đáp ứng được nhu cầu mua hàng hóa giá rẻ với số lượng lớn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhập hàng tại các khu chợ tại địa bàn mình đang sinh sống.
- Ở miền Bắc có chợ hàng Buồm, chợ đồng Xuân, chợ La Phù, phố Nguyễn Siêu, phố Mạc Thị Bưởi (Hà Nội), chợ Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ) là những địa chỉ cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất.
- Còn ở miền Nam thì bạn có thể đến chợ Tân Bình, chợ An Đông, chợ Kim Biên, chợ Bình Điền, chợ Bà Chiểu để tìm và nhập các nguồn hàng với số lượng lớn.
Nếu như có ý định nhập khẩu nguồn hàng từ nước ngoài, bạn có thể đặt tại các trang thương mại điện tử lớn hoặc đặt thông qua các nhà cung cấp trung gian. Một số kênh thương mại điện tử đặt hàng trực tuyến nổi bật có thể kể đến Ebay, Amazon (Mỹ), Tmall, Alibaba (Trung Quốc) hay Gmarket (Hàn Quốc)…
Sau khi đã chọn được nguồn hàng và lên kế hoạch nhập hàng, bạn cần lên danh sách các hạng mục sau đây và nắm rõ tình hình hàng hóa để quản lý cửa hàng của mình tốt nhất:
- Lượng hàng tồn trên kệ và hàng tồn trong kho
- Danh sách các nhà cung cấp đang sử dụng
- Quản lý lượng tiền mặt bán hàng hàng ngày và tiền lẻ trả lại.
- Quản lý hàng nhập hàng ngày
- Quản lý doanh thu hàng ngày
- Quản lý công nợ với nhà cung cấp, với khách mua buôn.
- Báo cáo hiệu quả kinh doanh toàn bộ cửa hàng.
Bước 3: Cân đối chi phí
Tất nhiên trước khi bắt tay vào thực hiện bất kì kế hoạch gì thì bạn đều cần phải có sự đầu tư về chi phí. Để không chi vượt mức hay “ôm nợ” với dự án mở siêu thị mini của mình, bạn cần lên kế hoạch chi phí trước khi tiến hành thực hiện bất kì điều gì trong kế hoạch. Một số khoảng chi phí cụ thể để mở siêu thị mini mà chúng tôi có thể liệt kê với bạn bao gồm các khoảng như sau:
Chi phí thuê mặt bằng (10-20 triệu/tháng)
Đây là mức chi phí khá cơ bản, nếu như bạn lựa chọn mở siêu thị mini ở các khu trung tâm hay vị trí đắt đỏ, giá thuê còn có thể cao hơn.
Trong hạng mục này, chúng tôi muốn khuyên bạn rằng nên lưu ý về hợp đồng cho thuê nhà, tối thiểu phải là 3 – 5 năm trở lên. Đã rất nhiều trường hợp chủ nhà thấy người thuê buôn may bán đắt, nên sẵn sàng đền bù rồi lấy lại mặt bằng, kế thừa hoạt động kinh doanh đó.
Chi phí nhập hàng (50-100 triệu)
Số hàng đủ để trưng bày cho một cửa hàng siêu thị mini của bạn có thể đạt mức tâm 50 – 100 triệu tùy vào số lượng, loại sản phẩm. Với mức đầu tư này, bạn đã có thể tự do lựa chọn các mặt hàng phổ biến, nhà cung cấp đáng tin cậy và những mặt hàng được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là bạn cũng đừng quá “tham lam” nhập quá nhiều hàng hay chọn những mặt hàng quá khó bán. Ở giai đoạn đầu, việc tồn hàng là điều nên hạn chế để xảy ra ở cửa hàng siêu thị mini của bạn.
Chi phí lắp đặt thiết bị (60 triệu – 80 triệu)
Cửa hàng cửa bạn cần có các thiết bị chuyên dụng phục vụ để có thể hoạt động tốt. Một số loại thiết bị cơ bản cần phải có là:
- Máy tính và Máy tính tiền siêu thị mini
- Phần mềm: Phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý siêu thị, phần mềm quản lý khách hàng…
- Bàn ghế cho nhân viên thu ngân, nhân viên kho hàng, nhân viên kế toán. Bàn ghế để nhân viên thu ngân , nhân viên kế toán làm việc, cất giữ một số tài liệu in ra trong ngày, lưu giữ tiền thu được từ khách hàng.
- Giá đỡ hàng: Mỗi bộ giá đỡ hàng hóa có diện trung bình từ 4(m2)-4.6(m2). Thông thường bạn cần khoảng 20 giá đỡ hàng hóa như vậy trưng bày trong 1 siêu thị mini
- Tủ mát, tủ lạnh…
- Một số dụng cụ, thiết bị khác như tủ đựng sách báo, tủ bánh mini, tủ đồ bán móc khóa…
Chi phí thuê nhân viên (35 – 40 triệu)
Khi mở siêu thị mini, bạn có thể tự mình quản lý, nhờ bạn bè quản lý hộ ở thời gian đầu, nhưng sau một thời gian phát triển chắc chắn bạn sẽ cần phải suy nghĩ đến chi phí thuê nhân viên, quản lý hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Bạn có thể tham khảo để tuyển một số vị trí quan trọng như nhân viên quản lý cửa hàng (cửa hàng trưởng), nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng theo ca, nhân viên quản lý kho…
Các chi phí liên quan đến thuế
Có 3 loại thuế mà bạn cần đóng là: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài. Trong đó:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng cho doanh nghiệp tư nhân ( công ty TNHH một thành viên) 20%.
- Thuế thu nhập cá nhân. Loại thuế này tính cho những người có thu nhập từ 9 triệu trở lên (theo 92/2015/TT-BTC).
- Thuế môn bài đóng theo cố định theo bậc.
Bước 4: Lập kế hoạch Marketing, bán hàng
Sau khi đã cân nhắc chi phí và xác định các yếu tố cần thiết để mở siêu thị mini, bây giờ bạn đã có thể tiến hành triển khai việc mở siêu thị mini của mình, trong đó tạo lập kế hoạch kinh doanh là việc cần thiết để khi triển khai bạn sẽ không gặp phải nhiều trở ngại.
Tham khảo thêm: [INFOGRAPHIC] 9 bước lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả
Các hoạt động Marketing hỗ trợ bán hàng mà bạn có thể thực hiện bao gồm:
Tích lũy điểm, tặng quà theo tuần, tháng
Khi mua hàng tại siêu thị mini của bạn, khách hàng có thể được nhận các tem tích điểm, thẻ tích điểm… khi mua hàng đủ giá trị mà bạn quy định, họ sẽ nhận được những món quà bất kì hoặc thẻ giảm giá, chiết khấu cho đơn hàng tiếp theo.
Hoặc, bạn cũng có thể tổ chức giải thưởng trong 1 ngày, 2 ngày. Người nào bốc thăm trúng giải thưởng nào thì được miễn phí thứ hàng hàng hóa đó.
Hoạt động này vừa giúp khách hàng quay lại cửa hàng của bạn nhiều lần, mà còn mang lại những trải nghiệm mua hàng phong phú – điều mà họ không tìm thấy ở các cửa hàng siêu thị mini khác.
Chiết khấu, giảm giá bán cho khách hàng quen
Đây là một chi tiết nhỏ trong Marketing nhưng mang lại hiệu quả lớn. Người được giảm giá sẽ cảm thấy mình khác biệt, được ưu tiên, họ sẽ càng mua nhiều hàng hơn và giúp cho doanh số cửa bạn được đẩy nhanh, giảm số lượng hàng tồn.
Mở dịch vụ đặt hàng, mua hàng trên mạng tăng sự tiện lợi với khách hàng
Bạn có thể thành lập các fanpgae, hội nhóm Facebook hoặc các mạng xã hội, Zalo… để quảng bá và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, việc thiết lập website bán hàng riêng với chức năng đặt hàng online cũng sẽ giúp siêu thị mini của bạn kinh doanh hiệu quả hơn, nhất là trong thời buổi hiện nay người dùng thường ưa chuộng việc mua hàng online – giao hàng trực tiếp hơn là đến trực tiếp cửa hàng
—
? WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP ?
? Địa chỉ: Mekong Tower, 235-241 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
? Hotline: 1800 6016
▪️ Email: email@webico.vn
▪️ Website: www.webico.vn
▪️Facebook: https://www.facebook.com/webico.vn/
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của WEBICO sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!