Tiếp phần kiến thức về HTML, nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thẻ <!Doctype> và HTML/XHTML theo giá trị DTD.
Thẻ <!Doctype> là gì?
!Doctype không phải là một tag HTML, !Doctype chỉ cho trình duyệt web biết được phiên bản ngôn ngữ đánh dấu (markup language) nào được sử dụng trong trang web.
Cấu trúc
Khai báo !Doctype ngay tại dòng đầu tiên của văn bản html, ngay trước tag <html>
Cấu trúc một !Doctype trong file html:
“Document Type Definition” (DTD), DTD quy định cụ thể các quy tắc cho các ngôn ngữ đánh dấu, để làm cho các trình duyệt thông dịch thêm chính xác.
Các giá trị của !DOCTYPE trong kiến nghị của W3C:
HTML 4.01 Strict
DTD này chứa các thành phần và các thuộc tính HTML, nhưng không bao gồm các thành phần trình bày (như font), không được chứa các frameset
HTML 4.01 Transitional
DTD này chứa các thành phần và các thuộc tính HTML, bao gồm các thành phần trình bày (như font), không được chứa các frameset
HTML 4.01 Frameset
DTD này tương đương với HTML 4.01, có thể sử dụng được các frameset
XHTML 1.0 Strict
DTD này chứa các thành phần và các thuộc tính HTML, nhưng không bao gồm các thành phần trình bày (như font), không được chứa các frameset, đánh dấu này phải được viết theo hình thức XML
XHTML 1.0 Transitional
DTD này chứa các thành phần và các thuộc tính HTML, bao gồm các thành phần trình bày (như font), không được chứa các frameset, đánh dấu này phải được viết theo hình thức XML
XHTML 1.0 Frameset
DTD này tương đương với XHTML 1.0, có thể sử dụng được các frameset
XHTML 1.1
DTD này tương đương với XHTML 1.0 Strict, và cho phép bạn thêm các module
HTML 5
Đối với HTML 5, chưa có chuẩn DTD, tạm khai báo như sau:
HTML/XHTML theo giá trị DTD
DTD cho biết: thuộc tính HTML 4.01 / XHTML 1.0 DTD ( Phần trên) nào được cho phép.
T=Transitional, S=Strict, và F=Frameset.
Qúa trình học lập trình web hay thiết kế web là cả một quá trình dài và đầy khó khăn vất vả, hi vọng các bạn có thể sống hết mình với đam mê, làm việc một cách miệt mài nhất để cho ra những mẫu thiết kế web thật ấn tượng, chúc bạn thành công.
Xem thêm:
- Kiến thức về HTML (P1): Giới thiệu HTML và tạo trang web bằng HTML
- Kiến thức về HTML (P2): HTML Elements
- Kiến thức về HTML (P3): Hướng dẫn tạo bảng HTML
- Kiến thức về HTML (P4): Tag mới trong HTML
- Kiến thức về HTML (P5): Đơn vị trong HTML và CSS
- Kiến thức về HTML (P6): HTML Symbols-mã kí tự chữ
- Kiến thức về HTML (P7): HTML Symbols-mã kí tự số
- Kiến thức về HTML (P8): Thẻ định dạng tiêu đề
- Kiến thức về HTML (P9): Thẻ định dạng đoạn văn bản
- Kiến thức về HTML (P10): Thẻ phân chia khu vực