hang-ton-kho-bao-gom-nhung-gi

Hàng tồn kho là thuật ngữ khá phổ biến. Tuy nhiên, rất nhiều người đang hiểu sai định nghĩa của nó. Các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến cách giải quyết nhanh hàng tồn kho. Vậy hàng tồn kho bao gồm những gì, cách giải quyết nhanh hàng tồn kho ra sao, mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết chi tiết dưới đây của Webico để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Hàng tồn kho bao gồm những gì?

Hàng tồn kho là gì?

Theo Investopedia, hàng tồn kho là thuật ngữ chỉ các nguyên vật liệu thô được sử dụng trong sản xuất và hàng hóa được sản xuất sẵn để bán. 

Hàng tồn kho của một công ty đại diện cho một trong những tài sản quan trọng nhất của công ty đó. Bởi vì vòng quay của hàng tồn kho thể hiện một trong những nguồn chính tạo ra doanh thu và thu nhập cho các cổ đông của công ty. 

hang-ton-kho-bao-gom-nhung-gi

Hiểu một cách đơn giản, hàng tồn kho là các mặt hàng mà doanh nghiệp lưu giữ lại để bán sau cùng. Hàng tồn kho không phải là các mặt hàng bị ế hay chờ được thanh lý. 

Ví dụ về hàng tồn kho

Nhà bán lẻ thời trang Zara hoạt động theo mùa. Bởi vì tính chất thời trang thay đổi nhanh chóng theo mùa mà Zara thường xuyên phải chịu áp lực bán hàng tồn kho. Hàng hóa của Zara là một ví dụ về hàng tồn kho trong giai đoạn thành phẩm. Mặt khác, vải và các tư liệu sản xuất khác được coi là một dạng nguyên liệu thô của hàng tồn kho.

Hàng tồn kho bao gồm những gì?

Nguyên vật liệu thô

Nguyên vật liệu thô là những nguyên liệu chưa trải qua quá trình chế biến, được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa. Nguyên liệu thô có thể là:

  • Nhôm, thép để sản xuất tàu thủy, ô tô.
  • Bột cho các tiệm bánh mì sản xuất bánh mì.
  • Dầu thô tại các nhà máy lọc dầu…

Hàng tồn kho dở dang

Hàng tồn kho dở dang là hàng hóa đã hoàn thành từng phần, chờ hoàn thành và bán lại. Hàng tồn kho WIP còn được gọi là hàng tồn kho trên sàn sản xuất. 

Xem thêm:  Top 7 cách gây quỹ cho các công ty start-up (Phần 1)

Ví dụ: Một chiếc máy bay được lắp ráp một nửa hoặc một chiếc du thuyền đã hoàn thiện một phần sẽ được xem là hàng tồn kho dở dang.

Thành phẩm 

Thành phẩm là sản phẩm đã trải qua quá trình sản xuất, được hoàn thiện và sẵn sàng để xuất bán. Các nhà bán lẻ thường gọi thành phẩm với các tên quen thuộc là hàng hóa. Ví dụ phổ biến về hàng hóa: đồ điện tử, quần áo và ô tô… do các nhà bán lẻ nắm giữ và phân phối.

hang-ton-kho-bao-gom-nhung-gi

7 cách giải quyết nhanh hàng tồn kho

Việc sở hữu một lượng hàng tồn kho cao trong một thời gian dài thường không có lợi đối với một doanh nghiệp. Bởi vì, doanh nghiệp có thể đối mặt với những thách thức như: chi phí bảo quản, lưu trữ, chi phí hư hỏng và nguy cơ lỗi thời.

Sau đây là 7 cách giải quyết nhanh hàng tồn kho mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.

Tặng quà kèm theo 

Khách hàng luôn thích được tặng quà khi mua hàng. Nắm bắt tâm lý này, các doanh nghiệp thường hay “tặng quà kèm theo” vào những dịp đặc biệt. Mượn phương thức này, hàng tồn kho lâu ngày sẽ trở thành “quà tặng kèm” mà khách hàng không hề biết. Cách làm này vừa giải quyết số hàng tồn kho, vừa lấy lòng và tạo thiện cảm với khách hàng.

Ví dụ: Tặng một ốp lưng điện thoại (hàng tồn kho lâu ngày) khi khách hàng có hóa đơn mua hàng từ 300.000 đồng.

Tạo sự kiện

Doanh nghiệp có thể tạo một sự kiện bất kỳ với mục đích chính là giải quyết hàng tồn kho. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không biết mục đích của sự kiện này là để phân phát hàng tồn kho của các công ty. Tại sự kiện, hàng tồn kho có thể được dùng làm quà tặng cho khách hàng tham dự. Lợi ích của cách làm này là giải quyết vấn đề tồn kho, tăng nhận diện thương hiệu, giữ quan hệ với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Giảm giá 

Đây là phương án đơn giản, giúp giải quyết hàng tồn kho một cách nhanh nhất. Khách hàng có xu hướng so sánh giá và đối chiếu lợi ích giữa các sản phẩm/ các cửa hàng trước khi quyết định mua hàng. Dó đó, doanh nghiệp nào có sản phẩm giá thấp kèm chất lượng tốt sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng. Số lượng lớn hàng tồn kho sẽ được giải quyết bằng cách này. Tuy nhiên, khi giảm giá doanh nghiệp cũng nên cân nhắc một mức hợp lý. Vì nếu giảm giá ở mức quá thấp, khách hàng sẽ có suy nghĩ đợi “giảm giá” để mua hàng.

hang-ton-kho-bao-gom-nhung-gi

Ký gửi

Ký gửi cũng là một cách để giải quyết hàng tồn kho khá phổ biến. Nếu doanh nghiệp để sản phẩm ở cửa hàng mình nhưng không thanh lý được thì có thể đem ký gửi ở một cửa hàng hay siêu thị khác. Khi đó, khả năng giải quyết số hàng tồn kho sẽ tăng lên đáng kể.  Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ. 

Xem thêm:  Top 10 trang web tạo poster online miễn phí, hiệu quả

Bán combo

Những combo thường sẽ gồm sản phẩm mới và sản phẩm tồn kho lâu ngày. Khi bán hàng theo hình thức này, khách hàng cảm giác họ đang mua với giá hời nên khả năng mua hàng sẽ cao hơn. Do đó, doanh nghiệp vừa có thể bán hàng hóa với số lượng nhiều, vừa có thể giải quyết vấn đề hàng tồn kho lâu.

Cho thuê

Đối với các loại hàng hóa có giá trị lớn như ô tô, máy bay, trang sức…, doanh nghiệp khó có thể dùng hàng mới cho thuê. Điều này là bất khả thi.

Tuy nhiên, đối với các nhà kinh doanh sản phẩm nhỏ lẻ. Cách thức này có thể đem lại kết quả tích cực. Ví dụ: Quần áo tầm trung là mặt hàng có giá trị không quá cao. Vì vậy, để giải quyết vấn đề tồn kho, một số cửa hàng đã quyết định cho thuê chúng với giá rẻ, miễn sao tổng số tiền thu lại sau nhiều lần thuê lớn hơn số tiền có được khi bán một sản phẩm mới là được.

Livestream xả hàng

Livestream bán hàng được xem là sự bùng nổ trong cách thức bán hàng vài năm trở lại đây. Dó đó, không lý do gì mà doanh nghiệp nên bỏ qua hình thức này. Tuy nói đây là một hình thức tiềm năng cao như không có nghĩa là doanh nghiệp phải trực tiếp đứng ra livestream. Các nhà kinh doanh có thể liên hệ KOLs để họ livestream giới thiệu đến độc giả quan tâm bạn. Hoặc họ có thể tổ chức livestream bằng cách thuê các gương mặt đại diện, người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm tồn kho. Hình thức này vừa giải quyết vấn hàng tồn kho, vừa tạo chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận diện thương hiệu.

hang-ton-kho-bao-gom-nhung-gi

Tuy nhiên, việc sở hữu quá ít hàng tồn kho cũng tồn đọng nhiều nhược điểm. Ví dụ, một công ty có thể đứng trước nguy cơ bị xói mòn thị phần và mất lợi nhuận từ việc bán các mặt hàng nếu hàng tồn kho của họ không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Vì vậy, để tối ưu hóa lợi nhuận, đòi hỏi doanh nghiệp cần theo dõi và linh hoạt nắm bắt tình hình để quyết định tăng số lượng hàng tồn kho hoặc giải quyết vấn đề tồn kho trong thời gian dài với số lượng lớn.

Xem thêm:  Tổng hợp các trang web đăng tin bất động sản miễn phí, hiệu quả cao

Hàng tồn kho đại diện cho một trong những tài sản quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Dó đó, doanh nghiệp cần nằm nắm rõ khái niệm hàng tồn kho và những vấn đề liên quan để biết được doanh nghiệp mình cần làm gì nó. Vừa rồi Webico đã giới thiệu đến bạn hàng tồn kho bao gồm những gì, cách giải quyết khi hàng tồn kho quá lâu. Hy vọng những kiến thức mà Webico chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ về thuật ngữ này và các vấn đề liên quan.

Những câu hỏi thường gặp

Hàng tồn kho có phải là hàng bán ế không?

Hàng tồn kho không phải là hàng bán ế. Đa số mọi người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.
– Hàng bán ế là hàng không xuất đi được, lưu trữ thời gian dài và số lượng lớn trong kho, gây ra nhiều tổn thất về chi phí.
– Hàng tồn kho là nguyên vật liệu thô và hàng hóa sau sản xuất được lưu trữ lại để bán sau cùng.

Các phương pháp nào giúp hạn chế hàng tồn kho lâu dài?

Phương pháp thống kê thường xuyên
Bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ phải theo dõi, phản ánh thường xuyên và liên tục tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu hàng hóa vào sổ kế toán. 
Phương pháp kiểm tra định kỳ
Với phương pháp này, doanh nghiệp không cần phải theo dõi, phản ảnh thường xuyên và liên tục tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu hàng hóa vào sổ kế toán. Bộ phận kế toán chỉ cần thông kê hàng hóa tồn kho và đầy kỳ và cuối kỳ.

Có cần quản lý hàng tồn kho không?

Quản lý hàng tồn kho là công việc tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Bạn bắt buộc phải theo dõi và quản lý hàng tồn kho để nắm được tình hình và đưa ra các chiến lược phù hợp với từng trạng thái của hàng tồn kho. 
– Hàng tồn kho quá ít, tăng số lượng.
– Hàng tồn kho quá nhiều, lưu trữ thời gian dài; lên chiến lược giải quyết, thanh lý.

Lợi ích của việc quản lý hàng tồn kho?

– Đảm bảo đủ số lượng hàng hóa tồn kho để bán ra thị trường, phòng tránh trường hợp bị gián đoạn do thiếu hàng.
– Loại trừ các rủi ro tiềm tàng như: hàng bị ứ đọng, giảm chất lượng, hết hạn do tồn kho quá lâu,…
– Cân bằng giữa các khâu: mua vào – dự trữ – sản xuất – tiêu thụ.
– Tối ưu lượng hàng lưu kho, mục đích tăng hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.