Khi học phát triển một dự án phần mềm hay cụ thể hơn là một website, bạn sẽ thấy công việc được chia đôi thành Front-end và Back-end. Nhưng cụ thể 2 công việc Front-end và Back-end này khác nhau như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Front-end và Back-end là gì nhé!
Front-end và Back-end là gì? Ngôn ngữ sử dụng ra sao?
Một số lưu ý trước khi bắt đầu:
Trong bài viết, Webico tập trung để khai thác về phương diện lập trình web.
- Tùy vào từng doanh nghiệp sẽ có yêu cầu kỹ năng khác nhau
- Hầu hết các công nghệ được giới thiệu trong bài đều nổi tiếng và bạn có thể tìm thấy tài liệu để học.
- Chúng tôi phân thành từng nhóm mục đích để bạn dễ dàng phân biệt, so sánh và lựa chọn hướng đi của mình hơn.
![front-end-va-back-end-la-gi](https://blog.webico.vn/wp-content/uploads/2022/04/word-image-31.png)
Front-end là gì?
Front-end sẽ làm gì?
Khi chọn Front-end, các nhà phát triển sẽ xây dựng giao diện cho phía người dùng. Front-end sẽ tập trung vào việc thiết kế và tạo ra các phần tử, tính năng của một website mà người dùng có thể nhìn thấy và đảm bảo các khía cạnh trực quan của website hoạt động tốt.
![front-end-va-back-end-la-gi](https://blog.webico.vn/wp-content/uploads/2022/04/word-image-32.png)
Ngôn ngữ và công nghệ sử dụng
Trong thực tế, chúng ta có rất nhiều công nghệ, ngôn ngữ khác nhau để thực hiện Front-end. Nhưng hầu hết các nhà phát triển Front-end đều sử dụng những ngôn ngữ, nền tảng như:
- Ngôn ngữ: HTML, CSS và JavaScript.
- Các Front-end framework như: Angular, React, Stencil và Vue cho máy khách.
Back-end là gì?
Back-end thực hiện điều gì?
Một cách trực quan, bạn có thể tưởng tượng Back-end là phần chìm dưới biển của tảng băng trôi làm đắm tàu Titanic vậy. Tất cả những gì bạn thực hiện như: cung cấp dữ liệu theo yêu cầu, xử lý thông tin, ứng dụng truyền những thông tin yêu cầu đi và cách quản lý cơ sở dữ liệu,… Tất cả những điều này được xử lý ở Back-end và người dùng không thể thấy chúng.
![front-end-va-back-end-la-gi](https://blog.webico.vn/wp-content/uploads/2022/04/word-image-33.png)
Ngôn ngữ và công nghệ sử dụng
Giống như Front-end, khi các nhà phát triển Back-end tạo các ứng dụng hiển thị ở phía máy chủ, họ cũng sử dụng: HTML, CSS và JavaScript; cũng có thể là một số ngôn ngữ khác như: PHP, C++, Java, Python,…
Ngoài ra, các nhà phát triển Back-end còn phải làm việc với: hệ điều hành, máy chủ web, Framework, API, ngôn ngữ lập trình và hơn thế nữa nhằm để tạo ra các chức năng, dịch vụ cho người dùng, máy chủ sử dụng.
Một số công nghệ Framework nổi tiếng như: .NET, MEAN và LAMP,…
Công việc của Front-end và Back-end là gì?
Một số công việc dành cho Front-end
Công việc của Front-end
Một số công việc thường thấy của một Front-end trên thị trường là:
Web designer: dĩ nhiên là thiết kế web. Với WordPress, bạn cũng có thể thiết kế web mà không cần dùng đến code đấy!
Nhà thiết kế giao diện người dùng (UI): đúng như tên gọi của mình, công việc này là của một nhà thiết kế và tập trung vào thiết kế hơn. Họ có thể biết rõ về HTML, CSS để truyền đạt ý tưởng của mình đến các nhà phát triển Front-end.
Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng (UX): công việc này đòi hỏi nhiều thử nghiệm để đúc kết ra những thay đổi quan trọng bằng quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cách người khác sử dụng trang web ra sao.
Kỹ năng yêu cầu
- Tạo ra thiết kế ấn tượng
- Thiết kế, tạo và sửa đổi các trang web tĩnh phù hợp với các thông số kỹ thuật HTML5.
- Phân tích hiệu suất phía khách hàng của trang web để hiểu rõ hơn về trải nghiệm của người tiêu dùng.
- Triển khai website có mức độ thân thiện với thiết bị di động cao
- …
Những công việc của Back-end
Công việc của Back-end
Công việc của Web Back-end developer tương đối nhiều hơn và gần giống với các yêu cầu kỹ năng như:
- Xây dựng và phát triển các tính năng
- Đảm bảo sự trơn tru trong vận hành cùng với giao diện người dùng
- Thực hiện tối ưu hóa và phát triển khả năng mở rộng trong tương lai
- Đảm bảo việc xử lý thông tin chính xác
Ngoài ra, chúng ta còn khá nhiều vị trí Back-end chuyên sâu thường sẽ đi kèm một ngôn ngữ hoặc công nghệ nhất định như:
Backend Engineer hoặc Back-end developer + Ngôn ngữ như: Spring, Go, .Net, Java, NodeJS.
Đối với những công việc này, bạn sẽ cần phải xem mô tả chính xác mà công ty bạn muốn ứng tuyển yêu cầu nhé!
Kỹ năng yêu cầu
- Thành thạo trong việc tương tác với những công nghệ Back-end như: cơ sở dữ liệu máy chủ hoặc giải quyết những vấn đề phức tạp hơn.
- Hiểu cách vận hành của ứng dụng và giúp những ứng dụng, website có thể vận hành nhanh hơn, ổn định hơn.
- Nâng cao trình độ của bản thân và thông thạo ít nhất 2 ngôn ngữ lập trình (ví dụ như Python).
- Ngoài ra, cả Front-end và Back-end đều đòi hỏi cả những kỹ năng mềm trong làm việc nữa bạn nhé! Không phải chỉ giỏi chuyên môn là đủ đâu! Trừ khi bạn cực kỳ giỏi.
Full-stack, tại sao không?
Có lẽ, trong khi theo học tại trường chuyên về công nghệ thông tin, bạn đã từng nghe thầy cô, bạn bè nói rằng ước mơ của một số người trong số họ là trở thành Full-stack “toàn năng” khi biết cả Front-end và Back-end để phục vụ công việc.
Nhưng sự phát triển của cả hệ thống Back-end và Front-end đã trở nên quá chuyên biệt. Thông thường một nhà phát triển chỉ chuyên về một mảng duy nhất để đảm bảo sự chính xác và chuyên nghiệp.
Đồng nghĩa với việc, một Full-stack sẽ trở nên ít thực tế hơn trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều công ty, doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp cần đến một nhà phát triển thành thạo cả Front-end và Back-end để nhìn được bức tranh toàn cảnh nhằm đề xuất cách tối ưu quy trình hoặc loại bỏ các rào cản có thể làm chậm hệ thống.
![front-end-va-back-end-la-gi](https://blog.webico.vn/wp-content/uploads/2022/04/word-image-34.png)
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Front-end và Back-end là gì, từng công việc, yêu cầu kỹ năng ra sao, ngôn ngữ thế nào để bạn có thể phân biệt chính xác giữa Front-end và Back-end rồi đấy! Ngoài ra, bạn có thể trở thành một Full-stack “toàn năng”. Tuy nhiên, Webico khuyên bạn chỉ nên chọn giữa 1 trong 2 để rèn dũa thật kỹ nếu bạn không phải là thiên tài nhé! Chúc bạn thành công trên con đường của mình đã chọn!
FAQs về Front-end và Back-end
Front-end có những Frameworks và Library nào?
Front-end có tương đối nhiều Frameworks và Library để sử dụng trong việc tạo ra những giao diện người dùng bắt mắt và thường những công nghệ này đều mang tính xu hướng rất cao như:
AngularJS
React.js
jQuery
Flutter
SASS
Và một số Frameworks và Library khác như: Semantic-UI, Foundation, Materialize, Backbone.js, Ember.js,…
Back-end có những Frameworks nào?
Back-end có một danh sách dài những Frameworks như: Express, Django, Rails, Laravel, Spring,…
Ngoài những ngôn ngữ Back-end đã được đề cập trong bài viết, bạn cũng có thể sử dụng một số ngôn ngữ kịch bản như: C#, Ruby, REST, GO,…
Sự liên quan giữa Front-end và Back-end là gì?
Front-end và Back-end có hướng phát triển khác nhau. Nhưng chúng lại là 2 khía cạnh của một tình huống. Front-end là những gì người dùng nhìn thấy và tương tác; Back-end là cách mọi thứ hoạt động mà người dùng không nhìn được.
Ngôn ngữ thông dụng của Front-end và Back-end là gì?
Các ngôn ngữ được sử dụng cho giao diện người dùng (Front-end) là: HTML, CSS, JavaScript. Trong khi những ngôn ngữ được sử dụng cho phần Back-end bao gồm: Java, Ruby, Python và .Net.
WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP
- Địa chỉ: Số 42, Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM
- Hotline: 1800 6016 – 0886 02 02 02
- Email: email@webico.vn
- Website: www.webico.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/webico.vn/
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của WEBICO sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!