ctr-la-gi

CTR là một thuật ngữ quan trọng mà bất kỳ người làm marketing hay doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Vậy, CTR là gì? Cách tăng tỷ lệ CTR website ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

CTR là gì?

Khái niệm CTR

Theo Investopedia, CTR (Click Through Rate) có nghĩa là tỷ lệ nhấp. Tỷ lệ nhấp tức tỷ lệ phần trăm cá nhân nhấp vào một quảng cáo cụ thể hiển thị trên trang web mà họ đang truy cập. 

CTR đo lường mức độ thành công của một quảng cáo trong việc thu hút sự chú ý của người dùng. CTR càng cao, quảng cáo càng thành công, đồng thời tạo ra lãi suất. Hay hiểu một cách đơn giản, tỷ lệ nhấp càng cao, chủ sở hữu trang web càng thu được nhiều tiền quảng cáo.

ctr-la-gi

CTR hiệu quả

CTR chỉ hiệu quả khi người xem cảm thấy quảng cáo doanh nghiệp bạn hữu ích với họ và giải đáp được những vấn đề mà họ gặp phải. Còn đối với doanh nghiệp, CTR hiệu quả là tỷ lệ góp phần giúp chiến lược kinh doanh của họ thành công.

CTR liên quan đến từ khóa và nội dung có trong quảng cáo. Các doanh nghiệp có thể dựa vào CTR hiệu quả để đánh giá mức độ thành công của một quảng cáo. Cụ thể, doanh nghiệp có thể biết được những quảng cáo, từ khóa nào hữu ích, thu hút được người xem; những quảng cáo, từ khóa nào chưa đạt hiệu quả để thay thế hoặc cải thiện nó.

Tại sao CTR lại quan trọng?

Vì CTR là một chỉ số rất quan trọng cho thấy sự thành công hoặc thất bại của chiến lược marketing của một doanh nghiệp. Dựa vào tỷ lệ nhấp, các doanh nghiệp có thể biết được số lượng người “click” vào quảng cáo của họ, mức độ thành công, hiệu quả của quảng cáo. 

Xem thêm:  JavaScript Switch Statement

Tỷ lệ này ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tạo ra các quảng cáo thực sự chất lượng. Có vậy, chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể thành công.

CTR qua tiếp thị email

CTR cho email tương tự với tỷ lệ nhấp qua website. Nhưng thay vì tính số lần người xem nhấp vào quảng cáo được hiển thị trên trang web, doanh nghiệp sẽ biết được số lần người nhận email nhấp vào một hoặc nhiều liên kết trong email. 

Ví dụ: Khi bạn nhận được một email của nhãn hàng A giới thiệu về các sản phẩm mới ra của họ, bạn nhấp vào một hoặc nhiều liên kết đính kèm trong email. Khi đó, nhãn hàng này sẽ có được tỷ lệ nhấp  qua tiếp thị email.

Sự khác biệt giữa  CTR (Tỷ lệ nhấp) và CR (Tỷ lệ chuyển đổi)

  • CTR cho biết số lượng người xem đã nhấp vào quảng cáo nhưng không cho biết số lượng người xem quyết định mua hàng sau khi xem quảng cáo.
  • CR là tỷ lệ biến đổi từ người truy cập thành người mua hàng. Tỷ lệ chuyển đổi mang tính thực tế, là một số liệu hữu ích về thành công của chiến dịch quảng cáo.

Công thức tính tỷ lệ nhấp

Cách tính tỷ lệ nhấp

Để tính toán tỷ lệ nhấp, bạn cần lấy số lần một quảng cáo được nhấp vào và chia cho tổng số lần hiển thị quảng cáo, sau đó nhân với 100 để được phần trăm. Kết quả cuối cùng chính là tỷ lệ nhấp chuột. 

Công thức tính tỷ lệ nhấp


CTR = (Tổng số lần nhấp chuột : Tổng số lần hiển thị quảng cáo) x 100


Ví dụ: Nếu một quảng cáo trực tuyến đã được nhấp vào 200 lần sau khi hiển thị 50.000 lần, tỷ lệ nhấp sẽ là: [(200 : 50.000) x 100] = 0.4%

ctr-la-gi

6 cách tăng tỷ lệ CTR website

Nghiên cứu danh sách từ khóa dài

Từ khóa dài (long-tail keyword) là những từ khóa mở rộng, là một trong những yếu tố giúp bài viết đạt chất lượng SEO. Việc nghiên cứu danh sách từ khóa dài và sử dụng nó cũng là cách làm tăng lượng truy cập tự nhiên hiệu quả cho website.

Ngoài ra, từ khóa dài là yếu tố giúp xây dựng phễu bán hàng vững mạnh. Nếu như các từ khóa đơn sẽ nằm ở đỉnh thì những từ khóa dài lại bám chắc vào phần thân và đáy phễu.

Xem thêm:  Admin là gì? Admin trong website đóng vai trò như thế nào?

Viết meta description hấp dẫn

Thẻ meta description sẽ xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm Google cùng với tiêu đề. Vì vậy, nội dung của thẻ phải thật sự hữu ích, mô tả bao quát nội dung toàn bộ bài viết và thúc đẩy người xem nhấp chuột vào liên kết.

Meta description có nội dung chất lượng cũng giúp tăng tỷ lệ CTR đáng kể. Giữa nhiều sự lựa chọn để nhấp vào, meta description bài viết của bạn phải thực sự hấp dẫn, mới thu hút được người xem lựa chọn nhấp vào link bài của mình.

Tạo URL có khả năng mô tả

URL của trang chính nên đặt các từ khóa dài. Tương tự tiêu đề và meta description, URL hiển thị trong bản xem trước phần liên kết để thu hút người xem click chuột vào trang web. Danh mục, đường dẫn và độ dài của URL cũng là các yếu tổ ảnh hưởng phần lớn đến kết quả tìm kiếm.

Đầu tư vào nội dung quảng cáo

Tựu trung, yếu tố quan trọng và quyết định đến tỷ lệ nhấp vẫn là chất lượng nội dung quảng cáo. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư vào chất lượng nội dung, hình ảnh của quảng cáo. Nội dung phải liên quan đến vấn đề mà người xem quan tâm. Nếu họ cần tìm hiểu về tên miền, quảng cáo của bạn đầu tiên phải nói về tên miền và các vấn đề liên quan đến tiên miền. Tiếp đến, quảng cáo phải đảm bảo tính thẩm mỹ, độ tin cậy và hấp dẫn. 

Quảng cáo đúng đối tượng, đúng địa điểm

Ngoài việc đầu tư cho nội dung, việc đặt quảng cáo ở đâu cũng là câu hỏi mà người sở hữu web cần lưu tâm. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với nội dung bài viết trên trang web. Ví dụ, trang web review về sách nên đăng tải các quảng cáo bán sách thay vì quảng cáo bán quần áo hay nông sản. Cách thức tốt nhất nên giúp người xem giải quyết các thắc mắc mà họ đang gặp phải. Có nghĩa là họ đọc review cuốn sách A, bạn vừa viết bài review về sách A vừa dẫn link để bán cuốn sách này.

ctr-la-gi

Hiểu rõ đối tượng mình muốn hướng tới

Cách tốt nhất để giúp tăng CTR là phải hiểu rõ được những người mình đang nhắm tới. Bạn nên thử đặt mình vào vị trí của họ để đưa ra những quảng cáo gần nhất với mong muốn của họ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cố gắng khai thác toàn bộ những thông tin quan trọng của khách hàng và tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất trên mọi phương diện. Hãy nhớ, tương tác với khách hàng là cơ hội tốt nhất để bạn hiểu khách hàng hơn. 

Xem thêm:  Các bước sử dụng nền tảng bán hàng Shopify (Phần 2)

CTR là một chỉ số quan trọng trong chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược Marketing nói riêng. Hiểu rõ và nắm bắt quy luật của CTR có thể giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng và đạt doanh số bán hàng đáng mong ước. Hy vọng những nội dung CTR và cách tăng tỷ lệ CTR website mà Webico cung cấp ở trên có thể giúp bạn có cái nhìn toàn diện về CTR và biết được doanh nghiệp bạn cần làm gì với chỉ số này.

Các câu hỏi thường gặp

Làm sao để biết được doanh nghiệp mình cần đạt CTR bao nhiêu?

CTR khác nhau giữa các ngành. Để xác định tỷ lệ nhấp bao nhiêu là phù hợp và tốt cho doanh nghiệp mình, các nhà quản trị có thể bắt đầu nghiên cứu tỷ lệ nhấp trung bình trong ngành của mình. 
Ví dụ: CTR của một số ngành phổ biến:
Ô tô: 0,6%
Kinh doanh: 0,6%
Dịch vụ: 1%
Hàng tiêu dùng: 0,63%
Giáo dục: 0,82%
Tài chính: 4,82%
Sức khỏe: 0,24%
Giải trí: 0,41%
Bán lẻ: 0,57%
Công nghệ: 0,85%
Du lịch: 1,5

Khi đã hiểu về các tỷ lệ chuẩn hiện có và mức trung bình trong ngành của mình, bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước để có được CTR cao hơn và đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn.

CTR ở mức nào là tốt nhất?

Với Adwords của Google thì chỉ số CTR đạt mức 2% trở lên được xem như thành công.  Với Facebook Ads, chỉ số này chỉ cần khoảng 0.9%. 
Ngoài ra, chỉ số này còn phụ thuộc vào từng ngành nghề khác nhau. 

CTR ảnh hưởng đến SEO hay không?

CTR có ảnh hưởng trực tiếp đến SEO. CTR cao sẽ giúp nâng cao giá trị bài viết của bạn trên công cụ tìm kiếm. Do đó, thứ hạng từ khóa của bạn sẽ cao hơn. 

CTR có thể kết hợp cùng các KPI khác hay không?

Tuy là thước đo chính xác nhất số người nhấp vào quảng cáo, CTR cũng không trực tiếp phản ánh tỷ lệ chuyển đổi. Do đó, cần kết hợp với các KPI khác để tăng hiệu quả quảng cáo.