Co-founder là gì ?

Co-founder là khái niệm bạn sẽ được nghe qua nhiều trong lĩnh vực liên quan đến khởi nghiệp, startup hoặc thậm chí là trong kinh doanh, thương mại nói chung.

Co-founder có thể hiểu là cụm từ dùng để chỉ sự hợp tác / đồng sáng lập giữa hai hay nhiều người để cấu thành nên một tổ chức, công ty hay đơn vị cụ thể.

Nếu như một công ty, đơn vị có hai người làm chủ trở lên, ta gọi những người đó là Co-founder của công ty đó.

  • Found ( ngoại động từ):  Thành lập, sáng lập, xây dựng, đặt nền móng
  • Co-found: Cùng sáng lập, đồng thiết lập, đồng sáng lập
Sergey Brin và Larry Page là hai nhà đồng sáng lập của “ông lớn” Google

Ví dụ, Sergey BrinLarry Page là hai nhà đồng sáng lập ra Google, thì gọi họ là Co-founder của Google.

Trên thực tế, hình thức đồng sáng lập công ty, doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp startup. Với việc được điều hành và dẫn dắt bởi một đội ngũ lãnh đạo theo hình thức đồng hợp tác, doanh nghiệp có thể được đầu tư nhiều chất xám, chăm sóc kĩ lưỡng và phát triển lên quy mô lớn hơn trong thời gian ngắn.

Sự khác nhau giữa Founder và Co-founder

Bên cạnh Co-founder, bạn còn sẽ nghe qua khái niệm Founder, đây là cụm từ dùng để chỉ các nhà sáng lập đơn lẻ, kiểu truyền thống, là các chủ doanh nghiệp, công ty tư nhân…

Xem thêm:  Bí quyết đặt tên thương hiệu thông minh cho doanh nghiệp start-up
Khác với Co-founder, founder là những người trực tiếp điều hành và xác định phương hướng hoạt động của một công ty

Một người sáng lập (founder) là một người có những ý tưởng ban đầu, kiến thức  khoa học, có tính đột phá kỹ thuật, có cái nhìn sâu sắc, hiểu biết vấn đề, có niềm đam mê… Sau đó, các nhà sáng lập này thường tuyển một vài người đồng sáng lập và sau đó trở thành một phần của nhóm sáng lập để điều hành hoạt động thường ngày của công ty.

Khác với Co-founder, founder là những người trực tiếp điều hành và xác định phương hướng hoạt động của một công ty một cách độc lập mà không cần dùng đến dòng vốn của người khác hay tham khảo ý kiến của người đồng sáng lập như hình thức Co-founder.

Co-founder là hình thức hợp tác, hùn vốn kinh doanh khá phổ biến trong thời buổi hiện nay

Hình thức khởi nghiệp kinh doanh này cũng được tương đối nhiều cá nhân áp dụng, tuy nhiên họ sẽ phải gánh khối lượng công việc nhiều và phức tạp hơn.

Đặc biệt, cả Founder và Co-founder thường dùng cho lĩnh vực kinh tế, không dùng trong lĩnh vực chính trị.

Kinh nghiệm startup dành cho các Co-founder 

Đối với các Co-founder, việc phân chia cổ phần, lợi ích hay nghĩa vụ là vấn đề quan trọng cần quan tâm khi tiến hành mở công ty startup.

Theo kinh nghiệm startup của nhiều Co-founder, những con số sau đây được xem là hợp lý và đủ giúp cho một doanh nghiệp duy trì được lâu dài khi startup với nhiều nhà đồng sáng lập.

Xem thêm:  Thị trường ngách là gì? 5 cách nghiên cứu thị trường ngách hiệu quả
Để một công ty hoạt động tốt, bạn cần trở thành một nhóm co-founder tốt với những người có cùng ý tưởng, quan điểm kinh doanh với bạn
  • 10% cổ phần là con số nhỏ nhất mà các co-founder xứng đáng được hưởng
  • 4 là con số lớn nhất cho số lượng coFounder của một công ty start-up. Nếu một công ty có từ 6 co-founder trở lên, bạn nên xem lại về vai trò của mỗi người và giảm tải con số này đi.
  • Mỗi coFounder nên được giao quyền trong vòng ít nhất 4 năm. Điều này sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nếu như có xung đột giữa các coFounder trong tương lai.
  • Đội ngũ sáng lập bao gồm người sáng lập và một vài người đồng sáng lập có những kỹ năng cần thiết bổ sung, hỗ trợ cho người sáng lập. Đây là nhóm lý tưởng để xây dựng nên một công ty hoạt động tốt.
  • Nên tìm các co-founder có cùng ý tưởng, quan điểm kinh doanh để không gặp phải những tranh cãi, rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành và làm việc.

Đừng quên theo dõi WEBICO BLOG hoặc Fanpage của chúng tôi để luôn cập nhật những bài viết mới nhất!

? WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP ?

? Địa chỉ: Mekong Tower, 235-241 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
? Hotline: 1800 6016 – 0886 02 02 02
▪️ Email: kinhdoanh04@wbc.vn
▪️ Website: www.webico.vn
▪️Facebook: https://www.facebook.com/webico.vn/

Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của WEBICO sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!

Xem thêm:  Bí quyết kinh doanh mỹ phẩm online thành công
Các bài viết tham khảo: