Cơ chế hoạt động của Google Analytics khá chuyên nghiệp, bài bản và đưa ra được các kết quả xử lý trực quan, sát với thực tế giúp cho các nhà sáng lập và quản lí website nắm được các thông tin chung nhất về website của mình. Trong bài viết này, WEBICO sẽ giới thiệu chi tiết về cơ chế hoạt động của Google Analytics và các hiệu quả của nó đến hoạt động kinh doanh của nhiều công ty, doanh nghiệp
Trước đó, bạn có thể tìm hiểu Google analytics là gì? Tổng quan kiến thức Google Analytics cho người mới bắt đầu
Cơ chế hoạt động của Google Analytics cho người mới bắt đầu
Để có thể tổng hợp, xử lý và trả về kết quả là các bản báo cáo mà bạn xem hằng ngày, Google Analytics cần thực hiện qua 4 giai đoạn chính.
Giai đoạn 1: Thu thập các dữ liệu trên website
Đối với bất kì thao tác hay hành động nào của người dùng có tác động đến website của bạn, Google Analytics đều sẽ lưu lại để xử lí. Hiểu một cách đơn giản, khi bạn truy cập một website bất kì, đồng nghĩa với việc các thông tin về bạn đều đã được GA thu thập thông qua một đoạn mã Javascript cài sẵn trong website. Đoạn Java này lưu thông tin về lượt click, thời gian truy cập…
Không chỉ vậy, công cụ đo lường website này còn có thể lấy dữ liệu từ các thiết bị có kết nối Internet mà bạn dùng để truy cập website như máy tính để bàn, điện thoại, laptop, máy ATM… để thu được tất cả các dữ liệu cơ bản về nhân khẩu học của người truy cập web như tuổi tác, giới tính, ngôn ngữ, khu vực địa lý, trình duyệt web đang sử dụng… sau đó gửi đến kho dữ liệu của Google và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: Xử lí các thông tin nhận được
Sau khi tiếp nhận hàng loạt thông tin, Google Analytics sẽ tiến hành phân tích và lọc ra các thông tin cần thiết để báo cáo với bạn.
Giai đoạn 3: Cấu hình, đóng gói thông tin
Tiếp đó, thông tin nguyên bản của GA sẽ được tích hợp với các cấu hình, cài đặt (ví dụ Bộ lọc – Filter) do bạn thiết lậ và xuất ra các kết quả phù hợp. Một lưu ý mà bạn cần nhớ đó là một khi thông tin được xử lý và lưu trong database, thông tin sẽ không thể thay đổi được. Vì vậy hãy cẩn trọng trong việc thiết lập Bộ lọc (Filter).
Tham khảo thêm:
- Làm thế nào để đưa địa điểm cửa hàng lên Google Maps?
- Google Keyword Planner là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner
Giai đoạn 4: Báo cáo thông tin
Sau khi đã thực hiện xong các thao tác trên, đã đến lúc Google Analytics báo cáo với bạn các thông tin cần thiết. Đó chính là các bảng kết quả mà bạn vẫn thường thấy hằng ngày.
Trên dây là 4 cơ chế hoạt động của Google Analytics cơ bản. Hiểu được các cơ chế này chính là chìa khóa giúp bạn có thể sử dụng và khai thác công cụ này một cách tối ưu nhất.
Tầm quan trọng của Google Analytics
Nhìn trên phương diện kinh doanh, cơ chế hoạt động của Google Analytics có thể giúp cho các công ty, doanh nghiệp trả lời các câu hỏi hóc búa như:
- Làm sao để thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả?
- Liệu quảng cáo của bạn có hiệu quả không?
- Nội dung trang web của bạn có hấp dẫn không? Những phần nào trên website bạn cần cải thiện?
- Tại sao người dùng không mua hàng hay ghé thăm website của bạn thường xuyên?
- Tại sao tỉ lệ thoát trang quá cao và tỉ lệ xem trang quá thấp?
- Làm thế nào để cải thiện khả năng người dùng tương tác với trang web?
Các chỉ số cần quan tâm từ Google Analytics
Với khả năng cung cấp các thông tin đa dạng, chuẩn xác, GA là công cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi doanh nghiệp trên hành trình kinh doanh trực tuyến của mình. Dưới đây là các thông số mà bạn nên khai thác thường xuyên từ GA.
- Chỉ số về người dùng – là lượng người dùng đã truy cập web, phân thành 2 nhóm, người dùng cũ và người dùng mới. Bạn có thể dựa vào các thông tin này để triển khai các chiến lược bán hàng tập trung vào thị phần khách hàng tiềm năng.
- Vị trí truy cập web – thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định được mục tiêu khách hàng tiềm năng một cách chính xác hơn, qua đó mà có kế hoạch xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả
- Chỉ số phiên – là khoảng thời gian được tính từ lúc người dùng truy cập web là đến khi rời đi và trong khoảng thời gian này người dùng có thể thực hiện nhiều những tương tác như xem video, ảnh, đọc bài viết, mua hàng, thực hiên các “Call to Action”…
- Thời lượng phiên truy cập web của người dùng.
- Thời lượng truy cập trên từng trang – trên website sẽ có nhiều trang và dựa vào đây bạn sẽ biết được trang nào trên web đang tạo được sức hút lớn đối với người xem
- Tỷ lệ thoát trang, bỏ trang của các khách hàng tiềm năng
- Tỷ lệ chuyển đổi – những hành vi có thể tạo ra lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp trong những lần truy cập web của người dùng.
—
? WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP ?
? Địa chỉ: Mekong Tower, 235-241 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
? Hotline: 1800 6016
▪️ Email: email@webico.vn
▪️ Website: www.webico.vn
▪️Facebook: https://www.facebook.com/webico.vn/
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của WEBICO sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!