Chuyển đổi số được xem là chìa khóa đưa doanh nghiệp chạm đến tầm cao mới trong thời đại công nghệ 4.0. Tuy nhiên, không phải vì xu hướng tất yếu mà chuyển đổi số nào cũng mang lại hữu ích cho doanh nghiệp. Vậy chuyển đổi số là gì? Con đường nào mới thật sự dẫn tới thành công trong chuyển đổi số?

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là một xu thế tất yếu, không thể đảo ngược. Trong thời đại 4.0, nếu doanh nghiệp thờ ơ, đứng ngoài hành trình này thì sớm muộn doanh nghiệp sẽ bị đào thải khỏi thị trường.

Từ khóa “tư vấn chuyển đổi số ” được các doanh nghiệp nhắc đến và sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nhưng định nghĩa rõ ràng và chính xác về thuật ngữ này vẫn còn là một ẩn số. Khi ứng dụng vào từng lĩnh vực, hoàn cảnh cụ thể, chuyển đổi số sẽ có những cách thức vận hành, kết quả cũng như giá trị khác nhau.

Định nghĩa “chuyển đổi số” theo Microsoft như sau: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra những giá trị mới.”

Còn theo Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới – quan điểm rằng: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”.

Một cách định nghĩa khác về thuật ngữ “chuyển đổi số” theo FPT ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ cho rằng: “Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi tưf mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.”

Như vậy, ở mỗi doanh nghiệp với từng lĩnh vực, cách vận hành khác nhau sẽ có sự nhìn nhận về chuyển đổi số cũng rất khác. Dù với cách định nghĩa nào, chuyển đổi số vẫn luôn được xem là lựa chọn tuyệt vời để doanh nghiệp chạm đỉnh những tầng cao mới. Lựa chọn đúng hướng và thay đổi phù hợp sẽ xác định tương lai cho doanh nghiệp: Phát triển hoặc lụi tàn.

Quy trình chuyển đổi số chuẩn chỉnh từ A-Z cho doanh nghiệp

4 bước chuyển đổi số doanh nghiệp

Theo các tài liệu tại marketingchienluoc.com, quy trình chuyển đổi số và ví dụ cụ thể được phân tích chi tiết như bên dưới.

Bước 1: Khám phá hướng đi của doanh nghiệp

Để thành công, một trong những quyết định cần ưu tiên hàng đầu chính là lựa chọn định hướng kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng thay đổi yếu tố này. Bởi họ phải đối mặt với vô vàn thách thức làm lung lay khả năng tồn tại của doanh nghiệp.

Xem thêm:  JavaScript là gì? Làm thế nào để kích hoạt tính năng Javascript

Lựa chọn và phân tích dữ liệu là mô hình định hướng người lãnh đạo có quyết định đúng đắn. Do đó, trước khi bắt tay vào chuyển đổi số, doanh nghiệp nên nghiên cứu thật kỹ thị trường, nhìn nhận tình hình hiện tại của doanh nghiệp thông qua các chỉ số liên quan đến kinh tế, cung cầu.

Phần lớn, mọi công cuộc chuyển đổi số đều tận dụng sức mạnh từ dữ liệu – nguồn tài nguyên quan trọng. Mặc dù dữ liệu và sự phân tích là cần thiết, nhưng doanh nghiệp không thể bỏ qua sức mạnh của trí tưởng tượng. Đây được xem là “trái tim của chiến lược”.

Bước 2: Xây dựng chương trình chuyển đổi số cụ thể với doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải quyết định rõ: “Ai sẽ là người đứng đầu trong hành trình chuyển đổi số?”. Lời khuyên dành cho doanh nghiệp là việc quản lý chuyển đổi số nên được thực hiện từ các nhà lãnh đạo, không nên phụ thuộc vào đơn vị thứ ba.

Những định hướng dài hạn trong công cuộc chuyển đổi số đến các bên liên quan cần được chuyển tải một cách rõ ràng, có sức lan tỏa. Đây là yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu tài chính cho doanh nghiệp. Cụ thể là, chuyển đổi số cần thiết ở người lãnh đạo không chỉ quyết định những điều cần nói mà còn ở cách thể hiện, cách truyền thông phải thật sự thuyết phục. Do đó, người lãnh đạo nên xem chuyển đổi số như một sản phẩm cụ thể và hướng đến xây dựng thương hiệu cho nó.

Doanh nghiệp cần khai thác năng lực, tiềm năng công nghệ sẵn có trong hệ sinh thái của mình. Trong đó, sự gắn kết giữa người dùng và dữ liệu có thể là lời giải đáp cho bài toán này của doanh nghiệp.

Dù kế hoạch chuyển đổi số của doanh nghiệp có hoàn hảo đến đâu thì vẫn sẽ có những rủi ro rình rập, bất ngờ xảy đến lúc nào không hay. Để chấp nhận thực tế này và phát triển, đội ngũ cần có sự đoàn kết, nguyên tắc rõ ràng trong việc quản trị rủi ro.

Bước 3: Thực hiện và liên tục chỉnh sửa kế hoạch chuyển đổi phù hợp

Trước tiên, doanh nghiệp cần có sự phân bố ngân sách và quản lý tốc độ vận hành hợp lý. Việc phân bố nguồn lực được xem là đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số.

Trong quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp nên thay đổi kế hoạch ngân sách từ chu kỳ hàng năm sang hàng quý, hàng tháng để đảm bảo hiệu quả.

Khi toàn bộ thông tin của doanh nghiệp được số hóa, bạn cần có hệ thống báo cáo chỉn chu. Nội dung của báo cáo sẽ xoay quanh chi tiết các vấn đề: nhân sự, tiếp thị, doanh số,… Và báo cáo cần sự chỉn chu, nghiêm túc và có tính liên tục cải tiến để phù hợp, phát triển.

Bước 4: Loại bỏ rủi ro – Tối ưu hóa thành công của chuyển đổi số

Chuyển đổi số được xem là chìa khóa giúp cải thiện quy trình kinh doanh, tăng năng suất cho doanh nghiệp thời đại 4.0. Dù thịnh hành nhưng không phải doanh nghiệp nào bắt tay thực hiện cũng thành công. Việc xác định quy trình thực hiện hiệu quả hay không đòi hỏi các tiêu chí rõ ràng nhằm đánh giá khả năng hoàn vốn của chuyển đổi số. Các tiêu chí doanh nghiệp nên quan tâm là: lợi ích dự kiến, thời gian, sự phụ thuộc, những tác động ảnh hưởng đến hành trình chuyển đổi,…

Ví dụ về chuyển đổi số

Chân dung Bò Kho Cô Mai trong hành trình chuyển đổi số

Bò Kho Cô Mai là cái tên lọt vào danh sách những thương hiệu “thay áo” mới với chiến lược chuyển đổi số. Không đợi đến khi xuất hiện những khủng hoảng kinh tế do ảnh hưởng từ COVID-19, trước đó Bò Kho Cô Mai đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số nên đã không ngần ngại “đi tắt đón đầu” với những đổi mới toàn điện từ chất lượng đến trải nghiệm khách hàng.

Xem thêm:  Dịch vụ thiết kế website phiên bản mobile tiện lợi, dễ sử dụng

Sánh bước cùng thời đại công nghệ số hóa, Bò Kho Cô Mai hướng đến cân bằng những giá trị truyền thống với những chuyển đổi số mới nhằm mang đến dịch vụ tiến bộ, tiện ích hơn.

Sự hiện diện kỹ thuật số tại Bò Kho Cô Mai

Nhà hàng tận dụng sự hiện đại của công nghệ nhằm kết nối trực tiếp với khách hàng qua các kênh kỹ thuật số. Các quy trình nội bộ được quản trị hiệu quả hơn, góp phần xây dựng quan hệ chặt chẽ và nâng cao trải nghiệm với khách hàng. Thay vì thực khách sẽ tìm đến nhà hàng như trước kia thì nay thông qua nền tảng số, nhà hàng sẽ tự tìm đến và phục vụ khách hàng một cách tiện lợi nhất.

Qua mạng xã hội (Facebook, Instagram), các ứng dụng đặt hàng thông minh (BAEMIN, GrabFood, Now, Loship) hay website order.bokocomai.com cho phép nhà hàng hiện diện mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống của khách hàng. Lúc này, khách hàng dễ dàng đặt món, tích điểm thành viên và nhận các ưu đãi riêng của nhà hàng qua các hệ thống đặt hàng kỹ thuật số.

Thanh toán bằng tiền mặt khiến khách hàng cảm thấy khá bất tiện, nhất là những thực khách trẻ. Bò Kho Cô Mai đã áp dụng các công cụ cho phép thanh toán qua thẻ hay quét mã QR để thanh toán hoá đơn nhanh chóng và tiện lợi. Trên đà phát triển này, nhà hàng xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp xử lý đơn hàng, phối hợp cùng đối tác vận chuyển ngoài. Nhờ vậy, khi khách hàng có nhu cầu, nhà hàng sẵn sàng đáp ứng bất cứ điều gì.

Đến thời điểm hiện tại, Bò Kho Cô Mai đang là một trong những thương hiệu F&B đứng đầu trên các ứng dụng Now/Grab/BAEMIN tại TP.HCM.

Hachium với chuyển đổi số trong giáo dục

Đại dịch COVID-19 ập đến bất ngờ làm đảo lộn và tê liệt mọi mặt cuộc sống của cả thế giới, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục quốc tế nói chung và ngành giáo dục Việt Nam nói riêng.

Hachium với sứ mệnh “Make Education Better”

“Make Education Better” được biết là chiến dịch mà công ty Cổ Phần Hachium góp sức vào công cuộc chuyển đổi số cho ngành giáo dục tại Việt Nam. Ngày 19/11/2020, mở đầu cho chiến dịch này là gói tài trợ ứng dụng nền tảng công nghệ ở cả phiên bản máy tính và smartphone mà Hachium dành cho trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) với giá trị 300.000.000 VNĐ. Nền tảng công nghệ này được sử dụng cho dự án LHP E-learning của trường. Với chiến lược này, Hachium mang đến làn gió đổi mới tích cực trong hoạt động dạy và học đầy chất lượng.

Không dừng lại ở đó, Hachium còn mang đến dự án cộng đồng “học viện EdTech Việt Nam”. Nơi đây là cơ hội để các bạn trẻ có đam mê với lĩnh vực công nghệ sẽ được hỗ trợ để tự tin tỏa sáng, phát triển bản thân.

Chuyển đổi số của Nike

Nike là một tập đoàn chuyên sản xuất giày dép, quần áo thể thao đã có vị trí nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, với sự biến đổi mạnh mẽ của công nghệ và ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, Nike đã dựa vào chuyển đổi số để vượt qua những đợt khủng hoảng trong vài năm gần đây.

Xem thêm:  Tổng hợp các thuật toán và hình thức xử phạt của Google (Phần 2)

Nhận thấy những lỗ hổng trong mô hình kinh doanh dần lỗi thời của mình, Nike hướng đến thay đổi tư duy, thực hiện cuộc cải tổ chuyển đổi số toàn diện nhằm tái cấu trúc hình ảnh thương hiệu cho tập đoàn.

Nike chọn chuyển đổi số thông qua kết nối online

Nike không chọn đi từ các công ty trung gian mà tập đoàn có chiến lược tương tác thẳng đến khách hàng qua hệ thống thẻ hội viên, marketing online hay dữ liệu số. Nghĩa là, thay vì Nike chỉ kinh doanh thông qua các nhà phân phối độc quyền, Nike triển khai bán và tương tác trực tiếp với người tiêu dùng qua các sàn thương mại điện tử như Amazon, Alibaba để đưa ra các chiến lược chuyển đổi số.

Ví dụ: Chương trình NikePlus được Nike xây dựng nhằm thu thập dữ liệu thông tin và kết nối với khách hàng một cách tinh tế hơn bằng thẻ thành viên. Qua số liệu, Nike có thể phân tích nhu cầu tiêu dùng của khách và không ngừng hoàn thiện các thuật toán. Ngoài ra, Nike liên tục tổ chức chương trình giảm giá, khuyến mãi hợp lý cho thành viên của thương hiệu.

Nike đầu tư nâng cấp chuỗi cung ứng

Ngoài những trải nghiệm mới mẻ Nike mang đến cho khách hàng, thương hiệu còn đầu tư công nghệ hiện đại. Ví dụ như RFID – hệ thống mã theo dõi sản phẩm. Qua hệ thống này, công ty dễ dàng kiểm soát sản phẩm trong suốt quy trình sản xuất cho đến khi bán ra thị trường. Những đổi mới đầy sáng tạo này đã liên tục giúp Nike sở hữu nguồn doanh thu khủng, nâng tầm đẳng cấp thương hiệu với tệp khách hàng trung thành, chất lượng.

Tóm lại, chuyển đổi số không còn là chiến lược tầm thường. Hành trình này đã đánh dấu những chuyển đổi hoành tráng, vực dậy bao thương tưởng chừng “sụp đổ vĩnh viễn” trên thị trường. Hy vọng những thông tin chia sẻ bên trên đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về khái niệm chuyển đổi số là gì cũng như thấy rõ bài học thực tế từ chuyển đổi số.

Chúc các bạn thành công!

FAQs về chuyển đổi số

Chuyển đổi số có gì khác với số hóa?

Số hóa là quá trình biến đổi các giá trị thực sang dạng con số cụ thể. Và khi dữ liệu được số hóa, chuyển đổi số sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại như AI, Big Data,… nhằm phân tích dữ liệu, biến đổi và tạo ra những giá trị hữu ích khác.

Có nên chuyển đổi số không?

Chuyển đổi số là quy luật tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm và thực hiện trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Bởi vì:
Khách hàng dần có sự thay đổi, nâng cấp trong nhu cầu về các dịch vụ, sản phẩm
Nền công nghệ luôn vận hành và thay đổi từng ngày. Nếu doanh nghiệp không đột phá, đổi mới sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau.
Doanh nghiệp phải sáng tạo những khác biệt mới để đánh gục đối thủ mạnh.

Các yếu tố để đánh giá nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số là gì?

– Đảm bảo đơn vị có kinh nghiệm, uy tín
– Đơn vị chuyên về chuyển đổi số, tư vấn cách chuyển đổi phù hợp thay vì chăm chăm bán phần mềm.
– Các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ cần đảm bảo có sự gắn kết chặt chẽ thành một hệ sinh thái.

3 quan điểm sai lầm về chuyển đổi số.

– Chuyển đổi số tốn kém rất nhiều chi phí
– Triển khai chiến lược nhanh và nhiều thì sẽ hiệu quả
– Chuyển đổi sẽ đảm bảo thành công ngay khi ứng dụng công nghệ.