cach-dang-ky-ban-quyen-website-a-z

Việc sử dụng website để giới thiệu và quảng bá sản phẩm, thương hiệu đã trở nên rất phổ biến đối với các cá nhân, doanh nghiệp. Nội dung của mỗi website tưởng chừng như độc quyền, khác biệt nhưng lại có nguy cơ bị sao chép, sở hữu bất hợp pháp bởi các đối tượng có ý đồ xấu. Để ngăn chặn vấn đề này, chủ sở hữu cần phải đăng ký bản quyền website. Sau đây, Webico sẽ giới thiệu cách đăng ký bản quyền website A-Z. Mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!

Bản quyền website là gì?

Bản quyền là gì?

Bản quyền là thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà các tác giả có đối với tác phẩm văn học/nghệ thuật của họ. Các tác phẩm có bản quyền bao gồm: sách, nhạc, tranh ảnh, điêu khắc và phim; các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, nội dung quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật…

cach-dang-ky-ban-quyen-website-a-z

Bản quyền website là gì? 

Bản quyền website là một thuật ngữ mô tả quyền mà tác giả có đối với website của họ. 

Sau khi đăng ký bản quyền website, bạn sẽ có quyền sở hữu độc quyền nội dung thuộc website của mình.

Lợi ích của việc đăng ký bản quyền website là gì?

  • Độc quyền sở hữu website của chính mình mà không cần lo lắng các vấn đề về sao chép, ăn cắp nội dung, ý tưởng.
  • Khi bị sao chép nội dung, ý tưởng, bạn hoàn toàn có cơ sở pháp lý để kiện tụng và giải quyết theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Tăng mức độ uy tín và nhận diện cho website.
Xem thêm:  Thiết kế website chuyên nghiệp bằng Opencart

Các cách đăng ký bản quyền website A-Z

Bước 1: Chọn hình thức đăng ký 

Theo Luật Việt Nam, có 2 hình thức đăng ký bản quyền cho một trang web:

  • Đăng ký bảo hộ bản quyền “giao diện website” dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
  • Đăng ký bảo hộ bản quyền “code website” dưới hình thức chương trình máy tính.

Bạn có thể chọn một trong hai hình thức trên. Tuy nhiên, nếu muốn yên tâm bạn có thể tiến hành đăng ký cả 2 hình thức.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy vào hình thức đăng ký website đã chọn, bạn sẽ cần chuẩn bị 1 trong 2 bộ hồ sơ sau: hồ sơ đăng ký giao diện website hoặc hồ sơ đăng ký code website.

Hồ sơ đăng ký giao diện website gồm:

  • 02 bản in giao diện của website trên khổ giấy A4.
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (quyết định giao việc hoặc hợp đồng thiết kế, tài liệu chứng minh nếu người nộp đơn là người thụ hưởng theo thừa kế, chuyển giao, kế thừa…).
  • 01 bản sao công chứng của Giấy phép thành lập doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức).
  • Giấy chuyển nhượng của tác giả/ đồng tác giả cho tổ chức/ công ty (có xác nhận chữ ký), hoặc giấy chứng nhận tác phẩm đăng ký bản quyền là tác phẩm được thực hiện theo nhiệm vụ công tác.
  • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả/ các đồng tác giả; địa chỉ; điện thoại liên lạc; fax của tác giả/đồng tác giả, công ty, tổ chức.
  • Bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả/ các đồng tác giả (có công chứng).
cach-dang-ky-ban-quyen-website-a-z
  • Giấy cam đoan về tính trung thực trong quá trình thiết kế giao diện, có chữ ký xác nhận của tác giả.
  • Bản gốc giấy ủy quyền việc đăng ký bản quyền giao diện website (nếu người nộp đơn là người được ủy quyền).

Hồ sơ đăng ký code website gồm:

  • 02 bản in mẫu code website trên khổ giấy A4.
  • 02 đĩa CD có nội dung code.
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (quyết định giao việc hoặc hợp đồng thiết kế, tài liệu chứng minh nếu người nộp đơn là người thụ hưởng theo thừa kế, chuyển giao, kế thừa…).
  • 01 bản sao công chứng của Giấy phép thành lập doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức).
  • Giấy chuyển nhượng từ tác giả/đồng tác giả cho công ty/tổ chức (có xác nhận chữ ký), hoặc giấy chứng nhận tác phẩm đăng ký bản quyền là tác phẩm được thực hiện theo nhiệm vụ công tác.
  • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả/ các đồng tác giả; địa chỉ; số điện thoại liên lạc; fax của tác giả/các đồng tác giả, công ty, tổ chức.
  • Bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả/ các đồng tác giả (có công chứng).
  • Giấy cam đoan về tính trung thực trong quá trình sáng tạo chương trình máy tính, có chữ ký xác nhận của tác giả.
  • Bản gốc Giấy ủy quyền việc đăng ký bản quyền code website (nếu người nộp đơn là người được ủy quyền).
Xem thêm:  Wireframe là gì? Tầm quan trọng của wireframe với thiết kế website

Bước 3: Nộp đơn đăng ký

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký, bạn sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền – Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại 1 trong 3 địa chỉ sau:

  • Trụ sở Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3; Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.

Bước 4:  Trả phí

  • Chi phí đăng ký bản quyền cho giao diện website là: 400.000 VND.
  • Chi phí đăng ký bản quyền cho code website là: 600.000 VND.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận

Sau khi xem xét đối chiếu, nếu thấy hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ có trách nhiệm cấp “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả” cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối, Cục Bản quyền tác giả sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

cach-dang-ky-ban-quyen-website-a-z

Việc đăng ký bản quyền website là không bắt buộc. Nhưng nếu không đăng ký, website của bạn sẽ có thể đối mặt với nguy cơ bị ăn cắp nội dung, ý tưởng. Dó đó, để đảm bảo an toàn cho chất xám và quyền lợi của chính mình, bạn nên đăng ký bản quyền website càng sớm càng tốt. Hy vọng cách đăng ký bản quyền website A-Z mà Webico vừa trình bày ở trên có thể giúp bạn hiểu rõ cách thức đăng ký bản quyền website và tiến hành đăng ký một cách thuận lợi nhất.

Xem thêm:  Chi phí thiết kế website trọn gói tầm bao nhiêu tiền?

Nguồn tham khảo: Luật Việt Nam

Những câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc đăng ký bản quyền website hay không?

Việc đăng ký bản quyền website không bắt buộc với bất cứ chủ sở hữu trang web nào. Nhưng nếu không đăng ký bản quyền website, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị ăn cắp nội dung. Khi đó, bạn không có cơ sở pháp lý để yêu cầu đối tượng sao chép gỡ bỏ nội dung thuộc quyền sở hữu của mình.

Làm thế nào khi bạn không hiểu hoặc cảm thấy khó khăn với quy trình đăng ký bản quyền website?

Bạn có thể tìm lời khuyên pháp lý từ một luật sư có trình độ, được cấp phép. Luật sư sẽ tư vấn và chỉ dẫn cho bạn làm thế nào cho đúng quy trình. Hoặc bạn cũng có thể tìm đến sự trợ giúp của các công ty đăng ký bản quyền website hộ. Không chỉ tư vấn, họ sẽ giúp bạn làm hết mọi thứ từ A đến Z, bạn chỉ cần ủy quyền cho họ nộp hộ. Tuy nhiên, đối với cả hai hình thức này, bạn đều phải chấp nhận bỏ ra một khoản phí.

Sau khi đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ hoàn toàn tránh được việc sao chép, ăn cắp nội dung của website mình, là đúng hay sai? 

Sai. Sau khi đăng ký bản quyền, các đối tượng khác vẫn có thể cố ý sao chép nội dung trang web của bạn theo nhiều hình thức. Vì không có phần mềm nào hỗ trợ ngăn chặn việc sao chép bất hợp pháp này cả. Việc của bạn là kết hợp với cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và tố cáo các trường hợp cố ý sao chép, sở hữu bất hợp pháp nội dung, ý tưởng thuộc trang web mà bạn đã đăng ký bản quyền.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một website không được đăng ký bản quyền?

Website sẽ đứng trước nguy cơ bị sao chép, ăn cắp nội dung, ý tưởng.
Tệ hơn nữa, bạn có thể sẽ bị đối tượng ăn cắp tố cáo ngược lại khi họ dùng chính nội dung/tác phẩm ăn cắp từ website của bạn để đăng ký bản quyền.