Nền tảng bán hàng Shopify là một trong các nền tảng thương mại điện tử chuyên nghiệp cho website được đại đa số người dùng sử dụng, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp có hoạt động bán hàng online, kinh doanh trực tuyến mà phương tiện thực hiện chính là trang website của họ.

Trong các bài viết trước, WEBICO đã giới thiệu các thông tin sơ lược cũng như hướng dẫn bạn cách tạo shop bán hàng trên Shopify, trong phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến bạn các thông tin cần thiết về các bước sử dụng, hiệu chỉnh, cài đặt các tính năng cho shop bán hàng Shopify của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Các bài viết tham khảo:

Các bước sử dụng nền tảng bán hàng Shopify

Để có thể sử dụng nền tảng bán hàng Shopify, bạn cần đăng ký tạo một tài khoản Shopify tại trang chủ https://www.shopify.com/ . Một ưu điểm của Shopify là có thủ tục đăng ký tài khoản khá đơn giản, chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản là bạn đã có thể sở hữu một shop bán hàng với đầy đủ chức năng, giao diện cần thiết.

Ở đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tùy chỉnh và thiết lập các tính năng sau khi đã có shop bán hàng trên Shopify. (Bắt đầu từ bước thiết lập shop).

Xem thêm:  [INFOGRAPHIC] So sánh 3 CMS Wordpress, Joomla và Drupal

Bước 1: Chọn theme và thiết lập bố cục cho shop bán hàng

Đầu tiên, bạn cần đăng nhập vào giao diện Admin của Shopify. Vào Online Store, chọn “Theme”. Theme có thể hiểu là các chủ đề, hình ảnh nền, các hiển thị tổng quan của gian hàng Shopify của bạn khi khách hàng truy cập vào.

Trong kho Theme của Shopify có hai loại, loại miễn phí (Vào Explore Free Themes) và có tính phí (Vào Visit Theme).

Sau khi chọn được theme mình thích, bạn nhấn vào và chọn Install, sau đó nhấn Publish là được.

Bước 2: Tạo Collections và danh mục sản phẩm

Collections cũng tương tự như Category vậy, bao gồm những sản phẩm giống nhau trong một mục, ví dụ như là đồ chơi, đồ điện tử, thời trang nam, thời trang nữ… Bạn cần tạo trước các Collections này để sau này khi đăng tải sản phẩm sẽ dễ phân loại hơn, bên cạnh đó nó cũng sẽ quyết định tính thẩm mỹ và logic của toàn trang.

Để thiết lập Collections, bạn vào Products -> chọn Collections và chọn nút “Create Collections” (nút này nằm ở phía trên cùng bên phải)

Giao diện trang tạo Collections

Trong trang thông tin của Collections, bạn cần điền các thông tin cơ bản như:

Title: Tên của Collections (Ví dụ Thời trang Nam, thời trang Nữ…)

Description: Mô tả sơ lược (Phần này có hỗ trợ SEO nên bạn có thể đầu tư một đoạn content thật chất lượng)

Xem thêm:  Kĩ năng xây dựng một trang blog chất lượng, nhiều view

Coditions: 

  • Bạn muốn đặt Collections là Đồ điện tử, đồ gia dụng (tức những sản phẩm bạn muốn tự chọn nó ở collections nào) thì bạn chọn Coditions là Manually Select Products
  • Bạn muốn tập hợp những sản phẩm có giá từ 100k – 200k thì bạn có thể chọn Automatically Select Product để Shopify sẽ lọc giá trị của từng sản phẩm để tạo thành collections riêng.

Tối ưu đường dẫn: Phần này bạn có thể làm như trong SEO

Sau khi đã điền xong, nhấn “Save Collections”.

Bước 3: Tạo menu / navigation (thanh điều hướng)

Bất kì trang web bán hàng nào cũng không thể thiếu hệ thống các thanh menu, thanh điều hướng phân loại để giúp khách hàng phân biệt và dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm họ cần hơn.

Để thiết lập phần này, bạn vào Online store -> Navigation. Trong phần này tùy vào theme mà bạn chọn, các hiển thị của Menu sẽ khác nhau. Lúc này muốn edit menu nào thì chọn edit menu đó và thêm vào sao cho hợp lý.

Sau khi thiết lập xong bạn đừng quên nhấn Save lại.

Bước 4: Tuỳ biến trang chủ

Để tuỳ biến các hiển thị ngoài trang chủ bạn cần vào Online Store -> Theme -> Customize theme. Thông thường ở phần này người dùng được cung cấp khá nhiều công cụ để thiết kế và tùy chỉnh trang chủ của mình sao cho thu hút, tiếp cận người dùng dễ dàng hơn.

Trong giao diện tùy chỉnh, bạn sẽ thấy các yếu tố bên trái là những phần có trên trang web được sắp xếp đúng thứ tự từ trên xuống dưới, thậm chí ở phần Header bạn có thể chỉnh Logo với 1 số Text liên quan (xem ảnh minh họa bên dưới)

Xem thêm:  Tài liệu học làm web bằng HTML5 và CSS3 từ A-Z

Bước 5: Thiết lập giao diện tiếng Việt

Để phục vụ cho các khách hàng có vốn ngoại ngữ hạn chế, không thể tận dụng các chức năng mà Shopify cung cấp, bạn nên thiết lập thêm một giao diện web bằng tiếng Việt. May mắn là hiện tại nền tảng bán hàng Shopify đã có các chức năng và công cụ hỗ trợ ngôn ngữ để bạn thiết lập.

Cùng trong phần Online store -> Theme  bạn sẽ thấy biểu tượng dấu ba chấm ở trước Customize Theme. Nhấn vào đây bạn có thể Edit HTML/CSS cho theme, hoặc Edit Language.

Mời bạn tiếp tục đón xem phần tiếp theo của bài viết này tại: Các bước sử dụng nền tảng bán hàng Shopify (Phần 2)

Đừng quên theo dõi WEBICO BLOG hoặc Fanpage của chúng tôi để luôn cập nhật những bài viết mới nhất!

WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP ?

? Địa chỉ: Mekong Tower, 235-241 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
? Hotline: 1800 6016
▪️ Email: email@webico.vn
▪️ Website: www.webico.vn
▪️Facebook: https://www.facebook.com/webico.vn/

Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của WEBICO sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!