Breadcrumbs là gì?
Breadcrumbs là gì?
Breadcrumbs trong website là một dạng thẻ điều hướng tập hợp nhiều liên kết (đường link) phân cấp, giúp cho người xem có thể biết được mình đang ở vị trí nào trên website. Breadcrumbs trong website thường được đặt ở vị trí đầu trang web, dưới banner chính, top headers và các thanh menu. Breadcrumbs có cấu trúc như sau:
Trang chủ > Chuyên Mục (hoặc thẻ Tag) > Trang con
Trang chủ > Trang đã xem thứ nhất > Trang đã xem thứ hai > …
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp Breadcrumbs khi truy cập vào một website bất kì, đặc biệt là các trang web được chia nhỏ nhiều nội dung đề mục như website tin tức, website thương mại điện tử… Hầu hết các website hiện nay đều chú trọng tạo breadcrums cho mình để tối ưu SEO và thu hút thêm lượt truy cập tự nhiên.
Vai trò và lợi ích của Breadcrumbs trong website
Như đã đề cập ở trên, Breadcrumbs có vai trò như một bản chỉ đường nhỏ, giúp nhắc nhở người dùng họ đang ở vị trí nào trên website. Và họ có thể quay trở lại hoặc di chuyển qua các trang khác nhau mà mình vừa đọc trên website thông qua thanh Breadcrumbs này một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Breadcrumbs trong website còn giúp người dùng tìm kiếm, truy cập những thông tin họ cần trong website của bạn với thao tác tươn đối đơn giản, giảm số lần click chuột và các thao tác khác để quay trở lại các trang mà họ đã từng xem. Thay vì sử dụng nút “Back” trên bàn phím hoặc trình duyệt web để tìm kiếm nội dung, giờ đây người truy cập đã có thể sử dụng breadcrumb để di chuyển giữa các trang nội dung. Hai yếu tố quan trọng mà Breadcrumbs ảnh hưởng đến website bao gồm:
- Breadcrumbs giúp giảm Bounce Rate (tỉ lệ bỏ trang) và Exit Race (tỉ lệ thoát trang)
- Breadcrumbs giúp gia tăng Tỷ lệ nhấp chuột – Click Through Rate trên bảng xếp hạng tìm kiếm từ khóa
Đối với người làm SEO và các lập trình viên, Breadcrumbs trong website có thể hỗ trợ khá tốt cho quá trình khởi tạo và vận hành một website chuyên nghiệp. Việc tạo nên các con đường chi tiết dẫn đến trang như thế này cũng góp phần tạo cho website độ tin cậy và đánh giá cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Cụ thể:
- Breadcrumbs trong website giúp Google đánh giá chính xác các chỉ số PR, PA và keyword relation của trang web.
- Breadcrumbs giúp các công cụ tìm kiếm đánh giá được tổng thể cấu trúc của website
Các loại Breadcrumbs trong website phổ biến hiện nay
Breadcrumbs trong website cũng được chia làm nhiều loại, như:
1. Location Breadcrumbs – Breadcrumbs theo vị trí
Location Breadcrumbs hay còn gọi là Location-based breadcrumbs hiển thị cho người dùng biết vị trí hiện tại của họ trên website.
Đây là loại Breadcrumbs được đánh giá là phổ biến và được nhiều website sử dụng hiện nay.
Attribute breadcrumbs hay còn gọi là Attribute-based breadcrumbs, có nhiệm vụ thể hiện các thuộc tính của một trang chính, trang con trong website, dạng như danh mục sản phẩm.
Loại breadcrumb này thường được sử dụng trong những trang web thương mại điện tử có số lượng sản phẩm lớn, với nhiều các tiêu chí để phân loại. Ví dụ với sản phẩm máy tính để bàn, admin website có thể được phân loại theo giá thành, theo hãng sản xuất, giá cả… và hiển thị các yếu tố này thông qua Attribute breadcrumbs
Trong trường hợp này, người dùng có thể sử dụng Breadcrumbs như một công cụ phân loại, hướng dẫn để có trải nghiệm tốt hơn khi truy cập web, đỡ mất thời gian tìm kiếm.
3. Path Breadcrumbs – Breadcrumbs theo đường dẫn
Path Breadcrumbs còn có tên gọi là Path-based Breadcrumbs. Nó hiển thị cho người dùng các bước hoặc đường dẫn mà người dùng đã đi qua. Loại Breadcrumbs này hiện nay ít còn được sử dụng rộng rãi bởi do bản chất của nó cũng tương tự nút “Back” khi sử dụng website. Hơn nữa, người dùng cũng khó có thể biết vị trí hiện tại của mình trong cấu trúc website.
Tùy vào mục đích sử dụng và sở thích mà bạn có thể lựa chọn loại breadcrumbs trong website của mình. Tuy nhiên cũng cần phải hết sức cân nhắc trong việc thiết lập và phân chia breadcrumbs sao cho hợp lí, lo-gic và dễ truy cập.