Khi bạn mở một công ty hay đơn giản hơn là mở một cửa hàng kinh doanh, bạn rất muốn nhiêu khách hàng biết tới dịch vụ bên mình nên đẩy mạnh các phương thức tiếp thị trực tiếp lẫn trực tuyến. Tuy nhiên, đôi khi bạn thường hay có một cái nhìn chủ quan trong việc định hướng khách hàng, thu thập sai các nhu cầu, mong muốn của người dùng dẫn đến sự đầu tư sai lệch. Và A/B testing ra đời giúp cho các bạn có thể nắm được khách hàng mong muốn gì, mức độ quan tâm của họ tới doanh nghiệp của bạn ra sao, từ đó có thể tiếp cận được thành công tới nhóm người dùng tiềm năng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về A/B testing thông qua bài viết dưới đây:

A/B testing là gì?

A/B testing còn có tên khác là spil testing. Đây là một công đoạn gồm có phiên bản gọn là A và B sẽ được đối chiếu lẫn nhau trong một vấn đề, trường hợp để tìm ra bên nào hoạt động tối ưu hơn. Hình thức để so chiếu có thể là website, các mẫu tiếp thị hay standee,…Kết quả để đánh giá tính tối ưu của các phiên bản dựa vào mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp.

Có nên làm A/B testing hay không?

Khi doanh nghiệp của bạn đã có một nhóm hay số lượng khách hàng tương đối ổn định thì việc nên làm tiếp theo là thúc đẩy thêm một lượng khách hàng mới đến với công ty bạn.

Xem thêm:  Tính năng Facebook Audience Overlap hỗ trợ nhà quảng cáo tối ưu đối tượng mục tiêu như thế nào?

Cùng với lượng khách sẵn có, cơ hội để công ty bạn được nhiều người biết thêm là rất khả thi và dễ dàng. A/B testing sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của tiến trình này, giúp phát triển trang web, phát triển việc bán hàng hoặc quảng cáo.

Do đó, đây là một công đoạn bạn không nên bỏ qua.

Ứng dụng của A/B testing

  • Ứng dụng dành cho trang web

Đây là ứng dụng hỗ trợ cho trang web về mặt giao diện, trải nghiệm của khách hàng. Những yếu tố để nhận được sự tương tác từ khách hàng chủ yếu như: các form xin ý kiến người dùng, chat tin nhắn trực tuyến, mua hàng trực tuyến,…

  • Ứng dụng cho tiếp thị và sale

A/B testing tại đây sẽ là công cụ để đo lường sự hữu ích của từng chiến dịch quảng cáo. Bạn cần thường xuyên thử các phương thức khác nhau để có thể tìm ra cách thức hiệu quả nhất, tăng mức độ tiếp cận tới khách hàng.

Khi quảng cáo offline, A/B testing giúp đánh giá tính hiệu quả của tờ rơi, ấn phẩm, brochure, tạp chí, biển quảng cáo,…

Ngoài ra, có thể áp dụng tại các cửa hàng, siêu thị trong việc sắp xếp các loại mặt hàng để đánh vào thị hiếu của khách hàng giúp tăng lượng tiếp cận.

  • Ứng dụng dành cho điện thoại di động

A/B testing khi dùng trên di động thường sẽ khó thao tác hơn, và đòi hỏi phiên bản ứng dụng phải cập nhật gây mất thời gian hơn, và người dùng thường cảm thấy ngại với công đoạn này.

  • Ứng dụng cho email marketing

Hiện nay, nhiều bộ lọc thông minh sẽ ngăn chặn những email rác nên việc gửi thư tín hàng loạt sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn, thậm chí chẳng bao giờ được người dùng biết đến.

Xem thêm:  Internet marketing là gì? Các hình thức internet marketing phổ biến hiện nay

Do đó, A/B testing trở thành công cụ giúp khách hàng biết tới email tiếp thị của bạn.

Hướng dẫn cách làm A/B testing

Liệt kê ra danh sách câu hỏi

Đây là những câu hỏi mang tính định hướng, vạch ra những mục tiêu chủ chốt cần hướng tới để hoàn thành.

Các câu hỏi cần sát sao nhất như: cách giảm thiểu bounce rate cho trang landing; cách để gia tăng số lượng người truy cập; cách để tiếp cận khách hàng tiềm năng,…

Khảo sát thị trường

Ta phải rà soát, tham khảo, thu thập, khai thác được mong muốn, thị hiếu của khách hàng là gì, từ đó đẩy mạnh dịch vụ của doanh nghiệp theo hướng phù hợp.

Đưa ra các câu hỏi hay thắc mắc thường gặp

Đứng trên phương diện là khách hàng, bạn hãy nhập vai để đặt ra những giả thuyết về các câu hỏi mà khách thường tìm kiếm nhất khi muốn mua một món đồ, muốn đặt một dịch vụ. Các câu hỏi kiểu như: “đặt phòng khách sạn ở đâu rẻ đẹp khi đi chơi Đà Nẵng?”, “Hà Nội có tiệm cafe nào không gian độc đáo mà đồ uống ngon?”, “Ở Đội Cấn nên đi uống cafe ở đâu?”

Từ đó có thể khéo léo lồng những đường link để khách hàng truy cập tới.

Cần có demo thử nghiệm

Bạn cần xác định lượng người dùng mà bạn hướng tới thử nghiệm dịch vụ. Đi kèm với đó là số lượng mẫu thử đủ lớn để có thể thấy rõ sự khác biệt.

Bạn cũng cần thử nghiệm trong một khoảng thời gian hợp lý để có được kết quả chính xác và khách quan nhất.

Tiến hành test

Sau khi có được những demo thử nghiệm cùng thời gian hoạch định hợp lý, các bạn hãy tiến hành quá trình test của mình.

Xem thêm:  [INFOGRAPHIC] Xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội Instagram, nên hay không?

Tổng hợp và phân tích thông tin

Từ những kết quả thu được, bạn cần phân tích những quá trình thừa thãi, gây lãng phí không hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu tới quá trình, đồng thời đẩy mạnh những công đoạn đem lại hiệu quả cao.

Quá trình này cũng có thể đúc kết được thị hiếu của khách hàng, cách thức họ mong muốn được trải nghiệm dịch vụ, thậm chí tìm ra góc khuất về sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp mà trước đây bạn coi đó là best seller, là thế mạnh của công ty.

Nhờ các bên có kinh nghiệm để phân tích

Bạn cần gửi kết quả đã thu thập được đến cho những phòng ban hay dịch vụ giàu chuyên môn và kinh nghiệm như bên lập trình, bộ phận tối ưu hóa, designer để cùng đánh giá khách quan về vấn đề, đồng thời đưa ra được các đề xuất giúp cho quá trình hiệu quả hơn.

Họ có thể giúp bạn đưa ra được những mẫu hình ảnh đẹp và cuốn hút nhất, những dòng tiêu đề tạo sự tò mò hay những chương trình có độ thu hút sự chú ý từ phía khách hàng, thay vì chỉ là sự đánh giá đơn thuần và chủ quan, thiếu sót của bạn.

Vậy là, qua đây các bạn đã hiểu rõ được về công cụ hỗ trợ tiếp thị rất đắc lực là A/B testing cũng như quy trình để thực hiện A/B testing sao cho hiệu quả nhất. Nắm vững được phương pháp marketing này, công việc của bạn sẽ trôi chảy hơn rất nhiều, giảm thiểu được sự lãng phí sai lệch không đáng có. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.